tailieunhanh - Đánh giá hiệu quả của thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến phát triển kinh tế ở Việt Nam

Bài viết Đánh giá hiệu quả của thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến phát triển kinh tế ở Việt Nam tập trung đánh giá thực trạng và hiệu quả trong thu hút nguồn vốn FDI đến phát triển kinh tế của Việt Nam. | ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM TS. Phạm Thị Bạch Tuyết Trường Đại học Sài Gòn Tóm tắt Trong hơn 30 năm đổi mới đất nước khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài FDI ngày càng phát huy vai trò quan trọng và có những đóng góp đáng kể trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Bài viết tập trung đánh giá thực trạng và hiệu quả trong thu hút nguồn vốn FDI đến phát triển kinh tế của Việt Nam. Đầu tư nước ngoài đã góp phần quan trọng tạo động lực đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại đổi mới công nghệ tạo ra nhiều việc làm và tăng thêm thu nhập cho người lao động đóng góp vào ngân sách nhà nước nâng cao năng lực cạnh tranh thúc đẩy xuất khẩu góp phần tích cực trong việc mở rộng thị trường chủ động hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên kết quả thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI trong thời gian qua bộc lộ nhiều vấn đề hạn chế bất cập ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững về kinh tế của đất nước đòi hỏi phải có những giải pháp phù hợp nhằm sử dụng nguồn vốn đạt hiệu quả cao hơn. Từ khóa Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI hiệu quả kinh tế phát triển 1. MỞ ĐẦU Sau 30 năm thực hiện chính sách mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài với việc Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 có hiệu lực khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài FDI ngày càng phát huy vai trò quan trọng và có những đóng góp đáng kể trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trở thành một trong những động lực tăng trưởng kinh tế đất nước. Việt Nam là một trong những quốc gia thu hút FDI thành công nhất trong khu vực và trên thế giới là địa điểm lựa chọn đầu tư tin cậy của các nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam có nhiều lợi thế như nằm ở vị trí địa lý chiến lược ở trung tâm Đông Nam Á rất thuận tiện cho việc giao thương có quy mô dân số đông nguồn lao động dồi dào và giá rẻ lại đang nằm trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng tài nguyên thiên nhiên phong phú cơ sở hạ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN