tailieunhanh - Xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị

Bài viết Xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị khái lược những lý thuyết về tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và FDI. Trên cơ sở đó, bài viết phân tích thực trạng thu hút FDI và xuất khẩu của khu vực FDI tại Việt Nam. | XUẤT KHẨU CỦA KHU VỰC CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI TẠI VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ ThS. Lê Đức Nhã Trường Đại học Tôn Đức Thắng Tóm tắt Việt Nam là nền kinh tế có độ mở cao với những thành tựu nổi bật của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế năng động. Minh chứng điển hình là tình hình xuất khẩu và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI của Việt Nam luôn đạt được những kết quả khả quan kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào năm 2007. Ở chiều ngược lại xuất khẩu và FDI là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. Bài viết khái lược những lý thuyết về tăng trưởng kinh tế xuất khẩu và FDI. Trên cơ sở đó bài viết phân tích thực trạng thu hút FDI và xuất khẩu của khu vực FDI tại Việt Nam. Cuối cùng một số khuyến nghị chính sách được bài viết đề xuất đối với cơ quan quản lý chuyên trách nhằm thu hút FDI hiệu quả phục vụ mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu. Từ khóa Chính sách Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Xuất khẩu 1. PHẦN MỞ ĐẦU Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tác động to lớn đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam nhất là từ sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào năm 2007. Trong Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 gia tăng xuất khẩu và thu hút FDI được nhận định là những cơ hội lớn mà quá trình hội nhập mang lại cho nền kinh tế Việt Nam. Một loạt những giải pháp tăng trưởng xuất khẩu đã được đưa ra trong Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020 định hướng đến năm 2030 của Chính phủ trong đó có nhóm giải pháp rà soát điều chỉnh các chính sách về thu hút đầu tư FDI. Như vậy thu hút FDI được xem là động lực để gia tăng xuất khẩu từ đó giúp mở rộng thị trường hiện hữu giải quyết việc làm tăng thu ngân sách nâng cao năng lực cạnh tranh ở nhiều cấp độ và hướng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt Việt Nam định hướng xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng cao hàm lượng công nghệ cao và chế biến sâu các sản phẩm .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN