tailieunhanh - Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các tham số cấu trúc tới cộng hưởng điện-từ của vật liệu THz Metamaterial không phân cực

Bài viết "Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các tham số cấu trúc tới cộng hưởng điện-từ của vật liệu THz Metamaterial không phân cực" nghiên cứu một cấu trúc đơn giản không phân cực có khả năng tạo cộng hưởng điện và cộng hưởng từ ở vùng THz. Bản chất cộng hưởng điện và từ cũng như sự phụ thuộc của các cộng hưởng này vào tham số hình học của cấu trúc được tập trung làm rõ. Kết quả mô phỏng và tính toán lý thuyết bằng mô hình mạch tương đương cũng được so sánh. | Nghiên cứu khoa học công nghệ NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC THAM SỐ CẤU TRÚC TỚI CỘNG HƯỞNG ĐIỆN-TỪ CỦA VẬT LIỆU THz METAMATERIAL KHÔNG PHÂN CỰC Trần Văn Huỳnh 1 2 Nguyễn Thanh Tùng 2 Vũ Đình Lãm2 Tóm tắt Vật liệu metamaterials hoạt động ở vùng THz được quan tâm nghiên cứu bởi những ứng dụng thú vị trong bức xạ nhiệt hiệu suất cao cảm biến hóa sinh độ nhạy cao và các kỹ thuật cảm biến phân tử khác. Trong bài báo này chúng tôi nghiên cứu mô phỏng một cấu trúc vật liệu metamaterial không phân cực hoạt động trong vùng tần số một vài THz. Cấu trúc cơ bản của vật liệu có dạng đĩa phẳng hai chiều đơn giản dễ dàng chế tạo trong thực nghiệm. Tần số cộng hưởng điện và từ của cấu trúc vật liệu dạng đĩa phẳng được xác định bằng phương pháp mô phỏng kết hợp với tính toán dựa vào mô hình mạch điện tương đương. Sự ảnh hưởng của các tham số cấu trúc lên tần số cộng hưởng điện và từ được khảo sát chi tiết làm cơ sở tham khảo quan trọng cho các nghiên cứu thực nghiệm trong tương lai. Từ khóa Vật liệu metamaterials Cộng hưởng điện Cộng hưởng điện từ Tần số THz. I. GIỚI THIỆU Tính chất điện từ của những vật liệu trong tự nhiên thường được quyết định bởi tính chất của các nguyên tử và cấu trúc mạng tinh thể của chúng. Với mong muốn tạo ra được những vật liệu với những tính chất điện từ mới lạ không tồn tại trong tự nhiên hướng nghiên cứu về vật liệu nhân tạo metamaterials MMs đã thu hút được sự quan tâm của nhiều tổ chức cũng như các nhà khoa học. Vật liệu MMs được tạo thành bởi sự sắp xếp của các cấu trúc nhỏ hơn bước sóng bằng cách thay đổi tính chất hoặc các tham số hình học của cấu trúc có thể dẫn đến các tính chất điện từ đặc biệt như chiết suất âm bẻ cong ánh sáng bẫy ánh sáng và bức xạ đảo ngược Cherenkov 1 . Tính chất của vật liệu MMs có chiết suất âm được tiên đoán về mặt lý thuyết từ năm 1968 bởi Veselago 2 đến năm 2000 vật liệu này lần đầu tiên được chế tạo bởi Smith và các cộng sự. Một siêu thấu kính dựa trên tính chất điện từ đặc biệt của vật liệu MMs đã được đề xuất .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN