tailieunhanh - Bài giảng chuyên đề: Thần kinh học - Hội chứng liệt nửa người

Sau khi học xong chuyên đề "Thần kinh học - Hội chứng liệt nửa người”, người học nắm được những kiến thức có liên quan đến hội chứng này như: định nghĩa liệt nửa người, giải phẫu - chức năng bó tháp, triệu chứng học, chẩn đoán định khu, chẩn đoán phân biệt, chẩn đoán nguyên nhân. | BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ THẦN KINH HỌC HỘI CHỨNG LIỆT NỬA NGƯỜI 1 MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ Sau khi học xong chuyên đề Thần kinh học Hội chứng liệt nửa người người học nắm được những kiến thức có liên quan đến hội chứng này như Định nghĩa liệt nửa người Giải phẫu - Chức năng bó tháp Triệu chứng học Chẩn đoán định khu Chẩn đoán phân biệt Chẩn đoán nguyên nhân. 2 NỘI DUNG I. ĐỊNH NGHĨA Liệt nửa người là giảm hoặc mất vận động hữu ý một tay và một chân cùng bên do tổn thương tháp kèm hay không kèm liệt một hay nhiều dây thần kinh sọ não cùng hay khác bên với bên liệt tay chân. II. GIẢI PHẪU - CHỨC NĂNG BÓ THÁP Sơ đồ đường vận động bó tháp Ðường vận động chủ động gồm 2 nơron chính nơron thứ nhất nằm ở vùng vận động của vỏ não hồi trán lên phía trước rãnh Rolando sợi trục của những nơron này hình thành nên bó vận động chủ động bótháp . Bó tháp đi từ vỏ não xuống qua một vùng rất hẹp ở bao trong rồi xuống cầu não cuống não hành tuỷ. Khi xuống đến 1 3 dưới hành tuỷ phần lớn các sợi của 3 bó tháp bắt chéo qua đường giữa sang bên đối diện tạo thành bó tháp chéo để đi xuống tủy. Một phần nhỏ các sợi của bó tháp còn lại tiếp tục đi thẳng xuống tuỷ hình thành nên bó tháp thẳng. Nơron thứ hai nằm ở sừng trước tuỷ khi đến từng đoạn tương ứng của tuỷ sống bó tháp chéo tách ra chi phối các nơron vận động của sừng trước tuỷ bó tháp thẳng cũng cho các sợi bắt chéo qua đường giữa để chi phối nơron vận động ở bên đối diện. III. TRIỆU CHỨNG HỌC 1. Khi bệnh nhân tỉnh táo a. Liệt mềm - Giảm hoặc mất vận động 1 tay và 1 chân cùng bên ưu thế cơ duỗi chi trên và cơ gấp chi dưới. - Thường có liệt nửa mặt trung ương cùng bên với tay chân bị liệt hoặc có thể liệt mặt ngoại biên khác bên. Có thể liệt các dây thần kinh sọ não khác. - Trương lực cơ giảm bên tay chân bị liệt. - Phản xạ gân xương giảm hay mất bên tay chân bị liệt phản xạ da bụng và hay là da bìu ở nam giới giảm hoặc mất bên liệt phản xạ hậu môn giảm hay mất bên liệt dấu Babinski hay dấu tương đương có thể bên liệt Hoffmann có thể bên liệt. -

TỪ KHÓA LIÊN QUAN