tailieunhanh - Đánh giá đất đai cho phát triển cây đước đôi (Rhizophoza apiculata) tại vùng ven biển tỉnh Nghệ An

Bài viết Đánh giá đất đai cho phát triển cây đước đôi (Rhizophoza apiculata) tại vùng ven biển tỉnh Nghệ An nhằm đánh giá thích nghi đất ngập mặn cho cây đước đôi, cung cấp thông tin hỗ trợ việc ra các quyết định, chính sách phát triển RNM tại tỉnh Nghệ An. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Trường Đại học Khoa học ĐH Huế Tập 20 Số 2 2022 ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI CHO PHÁT TRIỂN CÂY ĐƯỚC ĐÔI RHIZOPHOZA APICULATA TẠI VÙNG VEN BIỂN TỈNH NGHỆ AN Vũ Văn Lương1 Lê Văn Thăng2 Đường Văn Hiếu2 1 Viện Nông nghiệp và Tài nguyên Đại học Vinh 2 Trường Đại học Khoa học Đại học Huế Email vuvanluong271176@ Ngày nhận bài 3 8 2021 ngày hoàn thành phản biện 4 8 2021 ngày duyệt đăng 4 4 2022 TÓM TẮT Đánh giá đất đai cho phát triển cây đước đôi Rhizophoza apiculata được thực hiện trên cơ sở thu thập và kế thừa các bản đồ nền khảo sát thực địa quan trắc và phân tích bổ sung công nghệ GIS được ứng dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu và hỗ trợ đánh giá thích nghi sinh thái cho cây đước đôi. Khu vực nghiên cứu có 127 loại đơn vị đất đai ĐVĐĐ được đánh giá cho cây đước đôi dựa vào 16 chỉ tiêu của 4 tiêu chí i Loại đất ngập mặn ii Thể nền và thành phần cơ giới iii Độ sâu ngập triều iv Hiện trạng đất ngập mặn và rừng ngập mặn. Kết quả cho thấy 48 ĐVĐĐ rất thích nghi 124 1 ha 17 3 44 ĐVĐĐ thích nghi trung bình 128 9 ha 25 6 5 ĐVĐĐ ít thích nghi 31 2 ha 4 4 và 30 ĐVĐĐ không thích nghi 377 6 ha 52 7 đối với phát triển cây đước đôi. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học phục vụ việc mở rộng diện tích phát triển cây đước đôi phù hợp tại vùng ven biển tỉnh Nghệ An. Từ khóa Đước đôi Nghệ An rừng ngập mặn thích nghi sinh thái. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng ngập mặn RNM có vai trò quan trọng cả về mặt môi trường kinh tế và xã hội. RNM được xem là bức tường xanh bảo vệ vùng cửa sông ven biển Phan Nguyên Hồng 4 và có tiềm năng về dịch vụ hệ sinh thái 9 . Hiện nay RNM đã và đang bị suy giảm cả về diện tích và chất lượng do nhiều nguyên nhân. Ở Nghệ An RNM phân bố không tập trung từ thị xã Hoàng Mai đến thành phố Vinh gồm các loài cây ngập mặn chủ yếu là đước đôi sú vẹt bần Phạm Hồng Ban và cs 2003 3 . Hoạt động kinh tế của con người đã tác động tiêu cực đến RNM như làm đầm nuôi tôm khai thác cát du lịch đã làm giảm diện tích RNM từ ha năm 2004 xuống còn khoảng 344 8 ha .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN