tailieunhanh - Vận dụng mô hình SOLO để đánh giá chu trình hình thành khái niệm hàm số của học sinh

Bài viết Vận dụng mô hình solo để đánh giá chu trình hình thành khái niệm hàm số của học sinh được nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu mô hình SOLO và chu trình hình thành khái niệm của học sinh trung học phổ thông, qua đó vận dụng mô hình này để đánh giá mức hiểu biết và khả năng kết nối giữa biểu diễn công thức, đồ thị và bảng đối với khái niệm hàm số của học sinh. | VẬN DỤNG MÔ HÌNH SOLO ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHU TRÌNH HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM HÀM SỐ CỦA HỌC SINH NGUYỄN THỊ QUÝ Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu mô hình SOLO và chu trình hình thành khái niệm của học sinh trung học phổ thông qua đó vận dụng mô hình này để đánh giá mức hiểu biết và khả năng kết nối giữa biểu diễn công thức đồ thị và bảng đối với khái niệm hàm số của học sinh. Phương pháp định tính được sử dụng để đánh giá bài làm của N 38 học sinh lớp 10 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế dựa trên cách giải quyết và khả năng sử dụng linh hoạt giữa các biểu diễn. Dữ liệu được phân tích theo các mức trong phân loại SOLO. Kết quả cho thấy phần lớn học sinh chỉ đạt hiểu biết mang tính công cụ và do thiếu khả năng kết nối giữa các biểu diễn nên học sinh chưa xây dựng được mạng lưới liên kết kiến thức về khái niệm hàm số. Từ đó đề xuất một số phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh lĩnh hội khái niệm hàm số một cách đúng đắn khoa học và có hiệu quả. Từ khóa Mô hình SOLO chu trình hình thành khái niệm hàm số đánh giá. 1. GIỚI THIỆU Trong dạy học Toán việc hình thành khái niệm cho học sinh là việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng một hệ thống khái niệm toán học tốt là nền tảng cho toàn bộ kiến thức toán học của học sinh là cơ sở giúp học sinh có thể vận dụng được các kiến thức đồng thời góp phần phát triển năng lực trí tuệ và thế giới quan khoa học cho các em. Thực tiễn cho thấy phần lớn giáo viên phổ thông dạy khái niệm hàm số theo cách tiếp cận nhấn mạnh biểu diễn công thức chưa chú trọng rèn luyện cho học sinh khả năng nhận dạng và thể hiện khái niệm qua hai hình thức biểu diễn khác là bảng và đồ thị. Điều này không những làm hạn chế khả năng của học sinh đối với hai biểu diễn kia mà còn dẫn đến tình trạng học sinh không nắm được bản chất của khái niệm vì những biểu diễn khác nhau hỗ trợ cách tư duy khác nhau về các đối tượng toán học và sự kết nối giữa các biểu diễn là nền tảng đối với chu trình hình thành khái niệm hàm số giúp học .

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.