tailieunhanh - Bài giảng Điện tử 2: Phần 1 - Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn

Bài giảng môn "Điện tử 2" giới thiệu đến sinh viên các nội dung về một loại linh kiện tích hợp (IC) dạng Analog được gọi là Op Amp hay khuếch đại thuật toán. Phần 1 của bài giảng có nội dung trình bày: tổng quan về Op Amp; mạch Op Amp lý tưởng; mạch Op Amp cấp nguồn đơn; mạch Op Amp và diode; . Mời các bạn cùng tham khảo! | LỜI NÓI ĐẦU Bài giảng môn Điện Tử 2 giới thiệu đến sinh viên các nội dung về môt loại linh kiện tích hợp IC dạng Analog được gọi là Op Amp hay Khuếch Đại Thuật Toán. Op Amp là một mạch khuếch đại một chiều nối tầng trực tiếp với hệ số khuếch đại rất cao có ngõ vào vi sai và thông thường có ngõ ra đơn. Trong những ứng dụng thông thường ngõ ra được điều khiển bằng một mạch hồi tiếp âm sao cho có thể xác định độ lợi ngõ ra tổng trở ngõ vào và tổng trở ngõ ra. Hiện nay Op Amp có những ứng dụng trải rộng trong rất nhiều các thiết bị điện tử từ các thiết bị điện tử dân dụng đến công nghiệp và khoa học. Ưu điểm của Op Amp là có giá bán rất rẻ các thiết kế hiện đại đã được điện tử hóa chặt chẽ hơn trước đây và một số thiết kế cho phép mạch điện chịu đựng được tình trạng ngắn mạch đầu ra mà không làm hư hỏng. Với thời gian 45 tiết môn học được trình bày trong 7 chương Chương 1 trình bày mô hình toán của Op Amp và các đặc tuyến được áp dụng để khảo sát nguyên tắc hoạt động của nó. Phương thức khảo sát nguyên tắc hoạt động của linh kiện không đặt trên nền tảng Vật lý như đã khảo sát trong môn Điện Tử 1 cho các linh kiện diode transistor FET Thyristor . Chương 2 trình bày các mạch ứng dụng cơ bản của Op Amp theo điều kiện lý tưởng. Các mạch Op Amp trong chương này được cấp nguồn kép. Trọng tâm chính của chương 2 là giới thiệu phương pháp xác định quan hệ giữa áp tại ngõ ra và các áp ngõ vào của mạch Op Amp. Công cụ chính được dùng đến khi khảo sát là phương pháp điện thế nút phối hợp với các giả thiết Op Amp lý tưởng. Chương 3 trình bày các mạch khuếch đại dùng Op Amp có hồi tiếp và dùng nguồn áp DC tham chiếu. Các mạch Op Amp trong chương này được cấp nguồn đơn. Trọng tâm chính của chương 3 là giới thiệu phương pháp xác định quan hệ giữa áp ngõ vào với ngõ ra để mạch không tác động sai khi được cấp nguồn đơn. Chương 4 trình bày các mạch phối hợp Op Amp với diode. Nội dung chính của chương là các mạch chỉnh lưu bán kỳ và toàn kỳ dùng Op Amp với tín hiệu sin có biên độ nhỏ. .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN