tailieunhanh - Nghiên cứu thành phần hóa học của cây ngải cứu (Artemisia vulgaris L.) ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Tinh dầu thu được từ lá cây ngải cứu (Artemisia vulgaris L.) đã được phân tích bằng phương pháp GC/MS. Bài viết này công bố kết quả về việc khảo sát thành phần hóa học của tinh dầu và phân lập chất từ cao chiết của cây ngải cứu ở tỉnh Thừa Thiên Huế. | NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY NGẢI CỨU ARTEMISIA VULGARIS L. Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ PHẠM THỊ THÙY NHIÊN - NGUYỄN CHÍ BẢO Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt Tinh dầu thu được từ lá cây ngải cứu Artemisia vulgaris L. đã được phân tích bằng phương pháp GC MS. Thành phần chính của tinh dầu bao gồm các hợp chất germacren D -caryophyllen borneol -elemen - - -elemen. Ngoài ra từ cao chiết n-hexan của cây ngải cứu bằng phương pháp sắc ký cột đã phân lập được hợp chất sạch là β-sitosterol. Cấu trúc của hợp chất sạch được xác định bằng phổ hồng ngoại phổ cộng hưởng từ hạt nhân và so sánh với số liệu đã công bố. Từ khóa Artemisia vulgaris germacren D -caryophyllen β-sitosterol 1. MỞ ĐẦU Cây ngải cứu còn gọi là thuốc cứu thuộc họ Cúc Asteraceae mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta và ở châu Á châu Âu. Ngải cứu là một loại cỏ sống lâu năm cao 0 5 - 2 m thân có rãnh dọc. Lá mọc so le rộng không có cuống nhưng lá phía dưới thường có cuống xẻ thùy lông chim màu lá ở hai mặt rất khác nhau mặt trên màu lục sẫm mặt dưới màu trắng tro do có rất nhiều lông nhỏ trắng. Hoa mọc thành chùy kép gồm rất nhiều cụm hoa hình đầu 3 5 . Đông y coi ngải cứu là một vị thuốc có tính ôn vị cay dùng làm thuốc ôn khí huyết trục hàn thấp điều kinh an thai dùng chữa đau bụng do hàn kinh nguyệt không đều thai động không yên thổ huyết máu cam. Ngoài ra ngải cứu còn được dùng làm thuốc giúp tiêu hóa thuốc giun chống sốt rét 5 . Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây ngải cứu đã được nghiên cứu ở một số nơi trên thế giới và ở Việt Nam tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về thành phần hóa học cũng như hoạt tính sinh học của cây ngải cứu ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Bài báo này công bố kết quả về việc khảo sát thành phần hóa học của tinh dầu và phân lập chất từ cao chiết của cây ngải cứu ở tỉnh Thừa Thiên Huế. 2. THỰC NGHIỆM . Thiết bị dụng cụ và hóa chất - Sắc ký khí ghép khối phổ GC MS được ghi trên máy GC MS QP2010 Plus hãng Shimadzu - Nhật Bản tại phòng Phân tích công cụ trường Đại học

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN