tailieunhanh - Hoạt tính kháng tuyến trùng Meloidogyne spp. của vi khuẩn Bacillus velezensis EK7 ở vùng rễ cây hồ tiêu

Nghiên cứu cơ chế kháng tuyến trùng của chủng EK7 được thực hiện bằng đánh giá ảnh hưởng của enzyme đến tỷ lệ tử vong tuyến trùng. Kết quả cho thấy, chitinase thu nhận từ chủng EK7 có thể tác động lên tỷ lệ tử vong của tuyến trùng tại thời điểm 24h và tỷ lệ nở của trứng tuyến trùng vào các thời điểm khảo sát 24h, 48h, 72h. Enzyme protease chỉ tác động tỷ lệ nở của trứng tuyến trùng vào thời điểm 72h. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC HUẾ HTKH 2019 HOẠT TÍNH KHÁNG TUYẾN TRÙNG Meloidogyne spp. CỦA VI KHUẨN Bacillus velezensis EK7 Ở VÙNG RỄ CÂY HỒ TIÊU TRỊNH THỊ HUYỀN TRANG1 LÊ KHÁNH LINH 2 NGUYỄN ANH DŨNG2 LÊ THỊ ÁNH HỒNG3 1 Khoa KHTN amp CN Trường Đại học Tây Nguyên 2 Viện CNSH amp MT Trường Đại học Tây Nguyên 3 Viện Sinh học nhiệt đới Tp. Hồ Chí Minh Email tthtrang@ Email nazdungtaynguyenuni@ Email anhhongbi@ Tóm tắt Tuyến trùng nốt rễ Meloidogyne spp. là nhóm đối tượng gây hại phổ biến trên cây hồ tiêu Piper nigrum . Nghiên cứu được tiến hành nhằm tuyển chọn định danh và đánh giá hoạt tính kháng tuyến trùng của chủng vi khuẩn vùng rễ ứng dụng trong phòng trừ tuyến trùng gây bệnh trên cây hồ tiêu. Kết quả nghiên cứu đã tuyển chọn được chủng vi khuẩn EK7 có khả năng kháng tuyến trùng cao trong điều kiện in vitro với tỷ lệ tử vong 99 . Chủng này được định danh bằng giải trình tự gen 16S rRNA với tên khoa học là Bacillus velezensis EK7. Nghiên cứu cơ chế kháng tuyến trùng của chủng EK7 được thực hiện bằng đánh giá ảnh hưởng của enzyme đến tỷ lệ tử vong tuyến trùng. Kết quả cho thấy chitinase thu nhận từ chủng EK7 có thể tác động lên tỷ lệ tử vong của tuyến trùng tại thời điểm 24h và tỷ lệ nở của trứng tuyến trùng vào các thời điểm khảo sát 24h 48h 72h. Enzyme protease chỉ tác động tỷ lệ nở của trứng tuyến trùng vào thời điểm 72h. Từ khóa Tuyến trùng vi khuẩn vùng rễ protease chitinase Bacillus velezensis. 1. MỞ ĐẦU Hồ tiêu Piper nigrum L. là cây công nghiệp có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao của Việt Nam. Hiện nay diện tích hồ tiêu vẫn tiếp tục tăng tính đến tháng 12 2018 cả nước đã trồng trên ha Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn . Ở nước ta vùng trồng tiêu lớn nhất hiện nay tập trung ở các tỉnh Đông Nam Bộ Bình Phước Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai Tây Nguyên Đắk Nông Đắk Lắk và Gia Lai . Tuy nhiên do lợi nhuận kinh tế cao từ cây tiêu đem lại nên gây ra tình trạng phát triển cây hồ tiêu ồ ạt và không theo quy hoạch. Cả nước .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN