tailieunhanh - Tự đánh giá tư duy tự hệ thống để giải các bài toán kết thúc mở

Bài viết này đưa ra nhằm mục tiêu: Khảo sát việc thể hiện tư duy tự hệ thống thông qua tự đánh giá của học sinh sẽ diễn ra như thế nào; Những thay đổi của học sinh khi tự mình đánh giá được mức độ tư duy tự hệ thống qua việc giải các bài toán kết thúc mở về hàm số bậc nhất; Đề xuất các phương án dạy học phù hợp để học sinh tự đánh giá tư duy tự hệ thống qua việc giải các bài tập kết thúc mở. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC HUẾ HTKH 2019 TỰ ĐÁNH GIÁ TƯ DUY TỰ HỆ THỐNG ĐỂ GIẢI CÁC BÀI TOÁN KẾT THÚC MỞ TRẦN THỊ MINH YẾN Học viên Cao học Trường Đại học Sư phạm Đại học Huế Email tranthiminhyen289@ Tóm tắt Nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong những năm gần đây đã nhấn mạnh đến việc đưa vào các bài toán kết thúc mở để phát huy tư duy của học sinh. Trước đây giáo viên thường là người đánh giá năng lực của học sinh các em phần lớn chưa có cơ hội để đánh giá năng lực của chính bản thân mình. Bài báo này đưa ra nhằm mục tiêu Khảo sát việc thể hiện tư duy tự hệ thống thông qua tự đánh giá của học sinh sẽ diễn ra như thế nào những thay đổi của học sinh khi tự mình đánh giá được mức độ tư duy tự hệ thống qua việc giải các bài toán kết thúc mở về hàm số bậc nhất đề xuất các phương án dạy học phù hợp để học sinh tự đánh giá tư duy tự hệ thống qua việc giải các bài tập kết thúc mở. Từ khóa Tự đánh giá tư duy tự hệ thống giải các bài toán kết thúc mở. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong lớp học toán giáo viên thường chỉ dừng lại ở việc đánh giá trình độ của học sinh qua các mức độ đề ra học sinh không tự mình đánh giá năng lực bản thân. Theo chúng tôi nếu học sinh có thể tự mình đánh giá tư duy của bản thân qua các bài toán kết thúc mở thì điều này sẽ là động lực cho các em mỗi khi học toán. Heinemann 1995 chỉ ra rằng Vấn đề kết thúc mở thường đòi hỏi học sinh phải giải thích tư duy của mình và như vậy sẽ cho phép giáo viên thu được những nét chính yếu của các phong cách học của các em những lỗ hổng trong việc hiểu của các em ngôn ngữ của các em dùng để trình bày các ý tưởng toán và các cách lý giải các tình huống toán học. Khi không có các kĩ năng cụ thể được xác định trong phát biểu của bài toán giáo viên biết được những kĩ năng nào học sinh chọn là hữu ích và có được một cách nhìn tốt hơn về năng lực toán của học sinh . Rolheiser và Ross 2001 cho rằng Học sinh được dạy kỹ năng tự đánh giá có nhiều khả năng kiên trì trong các nhiệm vụ khó khăn tự tin hơn về khả năng .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN