tailieunhanh - Không gian thần thoại và tâm thức hướng ngã của Hàn Mặc Tử

Thi ca Hàn Mặc Tử thể hiện một thế giới nội tâm phức tạp và phong phú. Ở đó, ta bắt gặp tâm thức hướng ngã của ông. Tâm thức hướng ngã là một kiểu biểu hiện của bản năng chết (Thanatos) với mong muốn nhờ cái chết thu nhận mọi đau đớn, thanh tẩy những niềm đau và thanh trừng tội lỗi. Bài viết trình bày các nội dung chính sau: Hệ hình không gian thần thoại trong thơ Hàn Mặc Tử; Giải phẫu phân tâm. | KHÔNG GIAN THẦN THOẠI VÀ TÂM THỨC HƯỚNG NGÃ CỦA HÀN MẶC TỬ NGUYỄN HỮU TẤN BÙI THỊ THÚY HẰNG Khoa Ngữ văn 1. MỞ ĐẦU Thi ca Hàn Mặc Tử thể hiện một thế giới nội tâm phức tạp và phong phú. Ở đó ta bắt gặp tâm thức hướng ngã của ông. Tâm thức hướng ngã là một kiểu biểu hiện của bản năng chết Thanatos với mong muốn nhờ cái chết thu nhận mọi đau đớn thanh tẩy những niềm đau và thanh trừng tội lỗi. Cái chết theo như tâm thức nhân loại là sự trở về về với sự thanh sạch ban đầu về với bản nguyên về với sự bảo vệ và về với giải thoát khỏi sự tồn tại. Bản năng chết trong thơ ca của Hàn thường gắn liền với cổ mẫu Mẹ với biểu hiện trực tiếp là kiểu hình Không gian thần thoại. Dạng không gian nghệ thuật này không phải chỉ có ở sáng tác của Hàn Mặc Tử nhưng theo khảo sát của chúng tôi chưa có nhà thơ nào xây dựng kiểu không gian này với tầm vóc như Hàn Mặc Tử. Bởi lẽ Không gian thần thoại trong thơ ông không chỉ là phông nền mà còn là giá trị tự thân của một biểu tượng ngầm. Bằng phép hội ý tự do của Phân tâm học ta có thể khám phá ra tư duy nghệ thuật của thi nhân. Trong phạm vi bài báo khoa học này chúng tôi chỉ viết về tâm thế hướng ngã của Hàn Mặc Tử qua hệ hình Không gian thần thoại. 2. HỆ HÌNH KHÔNG GIAN THẦN THOẠI TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ Không gian chiều sâu trong thơ Hàn Mặc Tử xuất hiện rất phong phú. Hiếm có một nhà thơ nào mà cảm thức không gian lại thể hiện đậm nét như thơ Hàn. Trong thơ Hàn Mặc Tử ta thường hay gặp khoảng không gian chiều sâu bất tận. Trước hết không gian trong thơ Hàn Mặc Tử là không gian bất định mang tên là Không gian phiếm chỉ. Không gian này trong thơ Hàn Mặc Tử được gợi lên bởi một loạt các từ phiếm chỉ có khi là những chỉ từ cũng được dùng với tư cách phiếm chỉ hóa Tôi vẫn ở đây hay ở đâu Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu Sao bông phượng nở trong màu huyết Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu Những giọt lệ và Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà Đây thôn Vỹ Dạ Khách xa gặp lúc mùa xuân chín Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng Mùa xuân .