tailieunhanh - Nghiên cứu quá trình phân rã beta đôi và ứng dụng để khảo sát quá trình phân rã của fermion trong mô hình neutrino thuận thang điện yếu
Bài viết trình bày quá trình phân rã beta đôi; Sự tạo thành và phân rã của neutrino thuận thang điện yếu. Kết quả nghiên cứu về quá trình phân rã beta đôi cùng sự tạo thành và phân rã của neutrino thuận thang điện yếu đã thực hiện được mục tiêu đặt ra của bài báo cáo. | NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH PHÂN RÃ BETA ĐÔI VÀ ỨNG DỤNG ĐỂ KHẢO SÁT QUÁ TRÌNH PHÂN RÃ CỦA FERMION TRONG MÔ HÌNH NEUTRINO THUẬN THANG ĐIỆN YẾU LÊ THỊ QUẾ PHẠM THỊ HẠNH - PHAN THỊ HƯƠNG THẢO Khoa Vật ký 1. GIỚI THIỆU Lĩnh vực vật lý hạt cơ bản và vật lý năng lượng cao đã được các nhà khoa học trong nước nghiên cứu từ những năm cuối của thế kỷ XIX. Tại Viện Vật lý Trung tâm Vật lý hạt nhân và phòng thí nghiệm Tia vũ trụ của Trung tâm Vật lý kỹ thuật đã nghiên cứu tương tác giữa các hạt từ tia vũ trụ các hạt được tạo ra trong máy gia tốc phạm vi nghiên cứu chủ yếu là tương tác mạnh. Ở Việt Nam thực sự chưa có bức tranh lý thuyết hệ thống và cụ thể nào để có thể giải thích một cách rõ ràng và khoa học nguồn gốc và đặc điểm của khối luợng neutrino. Việc mở rộng mô hình chuẩn để tạo khối luợng cho neutrino hiện nay đang được các nhà vật lý trên thế giới quan tâm. Có hai cách để mở rộng mô hình chuẩn Cách thứ nhất đưa ra giả thiết có hơn ba thế hệ neutrino các neutrino của thế hệ mới được gọi là neutrino sterile. Cách thứ hai dựa vào các đặc trưng vật lý của neutrino để xem xét nó là hạt Dirac hay là hạt Majorana. Trong hướng thứ nhất Lee và Yang đã đưa ra mô hình gương cho neutrino sterile 11 trong đó sự có mặt của các hạt gương làm khối lượng của neutrino bé. Một vài mô hình cho các hạt neutrino sterile ra đời trong những năm tiếp theo. Cụ thể là các mô hình dây 12 mô hình E6 13 mô hình của R. N. Mohapatra 14 . Trong hướng thứ hai từ năm 1998 các nhà vật lý A. Hamed tại truờng Đại học Stanford G. Dvali tại trung tâm Vật lý lý thuyết của Trieste và J. M. Russell ở CERN đã đưa ra mô hình xem neutrino là hạt Dirac và sử dụng lý thuyết dây để giải thích sự tham gia tương tác yếu của neutrino thuận. Năm 2000 tại Nhật Bản nhóm nghiên cứu H. Murayama dùng cơ chế Higgs để tạo khối lượng cho neutrino trong đó cường độ tương tác của neutrino với hạt Higgs bé hơn 10 12 lần so với hạt quark t. Năm 2006 tại Mỹ H. Davoudiasl cùng đồng nghiệp đưa ra mô hình tạo khối luợng cho hạt neutrino .
đang nạp các trang xem trước