tailieunhanh - HẠ NATRI MÁU
Hạ natri máu được xác định bằng tình trạng giảm nồng độ natri huyết thanh xuống dưới mức 136 mmol/l. Trong khi tăng natri máu luôn đồng nghĩa với tình trạng tăng độ thẩm thấu huyết tương (hypertonicity), hạ natri máu có thể kết hợp với độ thẩm thấu máu thấp, bình thường hay cao. Độ thẩm thấu máu hữu hiệu hay trương lực huyết tương (tonicity) hữu hiệu tuỳ thuộc vào sự đóng góp tạo độ thẩm thấu của các chất hoà tan như natri và glucose là các chất không thể di. | Dung dịch muối đẳng trương không phải là dịch lý tưởng để điều chỉnh tình trạng tăng natri máu. Thử xem xét một bệnh nhân nam 50 tuổi có nồng độ natri huyết thanh là 162 mmol/l và trọng lượng cơ thể là 70 kg (thể tích nước toàn bộ trong cơ thể được ước tính là 42 lit [0,6 x70]). Truyền 1 lit natri clorua 0,9% sẽ làm giảm nồng độ natri huyết thanh chỉ vào khoảng 0,2 mmol/l ([ 154-162] : [42 +1]= -0,2). Mặc dù nồng độ natri của dịch truyền thấp hơn so với nồng độ natri huyết thanh của bệnh nhân, song không phải là quá thấp để đủ để làm giảm cơ bản tình trạng tăng natri máu. Hơn nữa, mất dịch nhược trương đang tiếp diễn có thể xẩy ra nhanh hơn việc dùng natri clorua đẳng trương, làm nặng thêm tình trạng tăng natri máu. Chỉ có một chí định duy nhất dùng dung dịch muối đẳng trương cho bệnh nhân bị tăng natri máu là tình trạng thiếu hụt thể tích dịch ngoài tế bào tới mức đủ để gây nên tình trạng rối loạn huyết động. Ngay cả trong trường hợp này, sau khi truyền một lượng nhất định dung dịch muối đẳng trương giúp làm ổn định huyết động của bệnh nhân, dịch nhược trương (như dịch muối natri clorua 0,2% hay 0,45%) phải được dùng để tái hồi lại các trị số huyết động bình thường trong khi điều chỉnh tình trạng tăng natri máu. Nếu một dịch nhược trương không được dùng thay thế cho dung dịch muối đẳng trương, thể tích dịch ngoài tế bào có thể trở nên bị tăng gánh nghiêm trọng
đang nạp các trang xem trước