tailieunhanh - Nghiên cứu phương thức tự tài trợ tại các cơ sở giáo dục đại học công lập được tự chủ ở Việt Nam

Bài nghiên cứu phân tích kinh nghiệm thực tiễn về quản lý tài chính tại các trường đại học trên thế giới và thực trạng quản lý tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học công lập, rà soát các nguồn thu/nguồn vốn huy động trong điều kiện tự chủ, đánh giá tính khả thi, bền vững của các nguồn thu/nguồn vốn huy động. | KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 28. NGHIÊN CỨU PHƯƠNG THỨC TỰ TÀI TRỢ TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP ĐƯỢC TỰ CHỦ Ở VIỆT NAM TS. Ngô Thu Giang Nguyễn Tài Phương Tóm tắt Bài nghiên cứu phân tích kinh nghiệm thực tiễn về quản lý tài chính tại các trường đại học trên thế giới và thực trạng quản lý tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học công lập rà soát các nguồn thu nguồn vốn huy động trong điều kiện tự chủ đánh giá tính khả thi bền vững của các nguồn thu nguồn vốn huy động. Kết quả phân tích cho thấy cơ sở giáo dục đại học có thể huy động 6 nguồn vốn nguồn thu cụ thể là Ngân sách nhà nước Học phí Tài trợ Dịch vụ hỗ trợ Hợp tác tư vấn nghiên cứu khoa học và Hoạt động đầu tư. Tuy nhiên có ba nguồn vốn nguồn thu có tính bền vững kỳ hạn dài và lãi suất huy động linh hoạt là là học phí dịch vụ hỗ trợ và đầu tư. Dựa trên kết quả phân tích nghiên cứu đề xuất các phương thức để huy động từ ba nguồn vốn và nguồn thu này. Từ khóa Ngân sách nhà nước giáo dục đại học tự chủ tài chính cơ sở giáo dục đại học công lập nguồn thu. Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 406 KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2018 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2019 Hướng tới chính sách tài khóa bền vững và hỗ trợ tăng trưởng 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Việt Nam hệ thống giáo dục đại học có sự tham gia đầu tư của Nhà nước và tư nhân. Hiện tại số lượng các trường công lập chiếm tới 75 trong hệ thống giáo dục đại học và hoạt động dựa trên hai nguồn thu chính là ngân sách nhà nước NSNN và học phí các nguồn khác là không đáng kể. Với xu hướng phát triển của xã hội có ba vấn đề đặt ra đối với giáo dục đại học của tất cả các quốc gia trên thế giới 1 Sự tăng lên nhanh chóng về nhu cầu giáo dục đại học và sự cạnh tranh gay gắt giữa cơ sở giáo dục đại học công lập và tư thục 2 Khủng khoảng tài chính và tài khóa của các quốc gia và 3 Sự thay đổi về quan điểm giáo dục đại học. Đây vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức rất lớn đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập khi đây là các cơ sở đã phụ thuộc khá lâu vào sự quản lý của Nhà nước còn bị

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.