tailieunhanh - Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên tại trường Đại học Kinh tế Nghệ An

Bài viết trình bày thực trạng về hoạt động giảng dạy tại Trường Đại học Kinh tế Nghệ An; Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên tại Trường Đại học Kinh tế Nghệ An. | SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN ThS. Lê Thị Vân Hà Phó trưởng khoa Kế toán Kiểm toán I. ĐẶT VẤN ĐỀ Chúng ta biết một trong những nguyên tắc cơ bản để nâng cao chất lượng đào tạo chính là nâng cao chất lượng dạy học các học phần bao gồm nâng cao chất lượng dạy và học trong đó người giảng viên giữ vai trò vô cùng quan trọng. Giảng viên là người tham gia vào quá trình xây dựng chương trình dạy học là người đóng vai trò định hướng nội dung môn học cũng như định hướng nội dung từng bài học cho người học. Trên cơ sở định hướng của giảng viên việc tự nghiên cứu tự học của người học sẽ được trọng tâm hơn giải quyết được những nội dung cơ bản của học phần cũng như đạt được mục tiêu của học phần và từng bài học. Chính vì vậy chăm lo đổi mới phương pháp giảng dạy nâng cao chất lượng giảng dạy là nhiệm vụ thường xuyên của người giảng viên để đáp ứng tốt yêu cầu của mục tiêu đào tạo của nhà trường. II. NỘI DUNG . Thực trạng về hoạt động giảng dạy tại Trƣờng Đại học Kinh tế Nghệ An Để bắt kịp được sự vận động phát triển không ngừng của xã hội đáp ứng nhu cầu của người học khẳng định chất lượng đào tạo giữ vững và phát huy thương hiệu hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành trường Đại học kinh tế Nghệ An đã xác định sứ mệnh của mình Cung cấp cho xã hội các sản phẩm đào tạo nghiên cứu khoa học tư vấn ứng dụng và chuyển giao công nghệ có chất lượng cao. Trong những năm vừa qua Trường Đại học kinh tế Nghệ An đã tổ chức phát động nhiều phong trào cụ thể về đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường. Nhiều chương trình kế hoạch về việc tổ chức đổi mới phương pháp dạy học nhiều hội thảo học thuật được tổ chức đã mang lại hiệu quả cao. Nhà trường thường xuyên chỉ đạo rà soát cập nhật và xây dựng đổi mới chương trình đào tạo cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển và yêu cầu cần thiết thực tế của xã hội và cộng đồng doanh nghiệp. Việc rà soát CTĐT được thực hiện theo đúng quy định của Bộ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN