tailieunhanh - Nghiên cứu quá trình chuyển đổi rác thải hữu cơ thực vật thành sản phẩm sử dụng trong nông nghiệp

Đề tài đã tiến hành thực hiện các nội dung sau: Thu thập, phân loại rác thải hữu cơ; Thực hiện thí nghiệm lên men kỵ khí rác hữu cơ thực vật; Thử nghiệm sản phẩm. Ngoài ra, việc thực hiện đề tài giúp sinh viên trau dồi thêm kiến thức thực tiễn, củng cố các kiến thức đã học, áp dụng các phương pháp đã học vào việc nghiên cứu khoa học, tạo tiền đề và kích thích khả năng sáng tạo và tinh thần trách nhiệm cho sinh viên. | Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI RÁC THẢI HỮU CƠ THỰC VẬT THÀNH SẢN PHẨM SỬ DỤNG TRONG NÔNG NGHIỆP Nguyễn Vân Khánh - 1510517 Nguyễn Thị Hà Nin - 1510526 Đoàn Thị Anh Thư - 1510535 Bùi Thị Kim Thương - 1513227 Ka Nhiên - 1610484 Cruyang Thu Hà - 1610002 LỚP MTK39-MTK40 Khoa Môi trường và Tài nguyên 1. MỞ ĐẦU . Đặt vấn đề Hàng năm Đà Lạt cung cấp cho thị trường tiêu dùng khoảng 230-240 ngàn tấn rau các loại và trên 650 triệu cành hoa. Hầu hết các địa bàn của thành phố đều có sản xuất nông nghiệp nhưng tập trung nhất là tại các phường 4 5 7 8 9 11 12 xã Xuân Thọ và Xuân Trường 20 . Các loại rau được trồng chủ yếu trên địa bàn Đà Lạt rất đa dạng bao gồm các loại cây họ thập tự các loại đậu hành tỏi cà chua khoai tây cần tây xà lách cà rốt tần ô pó xôi . Sau khi thu hoạch và sơ chế các loại cây nông sản nói trên luôn tồn tại phần sinh khối thải sau thu hoạch dưới dạng chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy. Về bản chất các phế thải này là một phần sản phẩm quang hợp của cây trồng còn hàm chứa giá trị vật chất và năng lượng không nhỏ. Tuy nhiên nếu chúng không được quản lý và xử lý một cách khoa học thì không chỉ gây lãng phí tài nguyên mà còn góp phần gây nên những vấn đề nghiêm trọng đối với môi trường đất nước và không khí tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng và mỹ quan của một thành phố du lịch. Nếu nguồn phế thải này được thu gom và xử lý thì chúng có thể đem lại thêm lợi ích không chỉ về vấn đề môi trường mà còn có thể tạo ra những giá trị gia tăng đáng kể. Phế thải nông nghiệp ở Đà Lạt chủ yếu phát sinh trên đồng ruộng và tại các cơ sở sơ chế biến. Ngoài ra còn một lượng không nhỏ chất thải có nguồn gốc thực vật được phát sinh trong sinh hoạt. Tại cả hai không gian này nếu không có biện pháp quản lý và xử lý đều gây ra những vấn đề môi trường không thể bỏ qua phế thải được giữ lại tại khu vực canh tác không những không đóng góp nhiều vào việc cải tạo đất mà còn tạo điều kiện tồn lưu các tác nhân gây bệnh cho

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN