tailieunhanh - Nghiên cứu, đề xuất giải pháp chính sách tăng cường hợp tác tự nguyện của nông dân trong các mô hình cánh đồng lớn sản xuất lúa ở ĐBSCL và ĐBSH

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp chính sách tăng cường hợp tác, liên kết tự nguyện của người nông dân trong các mô hình cánh đồng lớn sản xuất lúa gạo tại vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng đồng bằng sông Hồng. | Tên Đề tài Nghiên cứu đề xuất giải pháp chính sách tăng cường hợp tác tự nguyện của nông dân trong các mô hình cánh đồng lớn sản xuất lúa ở ĐBSCL và ĐBSH Thời gian thực hiện Từ 12 2015 3 2017 Cơ quan chủ trì Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam Chủ nhiệm đề tài . Đỗ Hoài Nam ĐTDĐ Email 1. Đặt vấn đề Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam chiếm 20 GDP và sử dụng đến gần 1 2 lực lượng lao động xã hội. Một chương trình phát triển nông nghiệp cấp quốc gia nâng cấp hợp tác xã nông nghiệp đã ra đời năm 2002 nhằm mục tiêu phát huy lợi thế về sản xuất nông nghiệp đặc biệt là sản xuất lúa để hàng năm xuất khẩu khoảng 6-7 triệu tấn gạo với trị giá xuất khẩu ước đạt trên 3 tỷ USD. Đó là chương trình xây dựng mô hình Cánh đồng mẫu lớn ở Việt Nam do Bộ NN amp PTNT triển khai trên cả nước để canh tác lúa và các cây trồng khác. Đây cũng chính là phương thức cụ thể hóa chủ trương xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng tại quyết định số 80 2002 QĐ-TTg ngày 24 6 2002 và chỉ thị số 24 2003 CT-TTg về xây dựng vùng nguyên liệu gắn với chế biến tiêu thụ tiến tới nâng cao giá trị và chất lượng của hạt gạo Việt Nam đối với thị trường tiêu thụ trong nước và thế giới. Vùng ĐBSCL và vùng ĐBSH là 2 vựa lúa của cả nước. Tại 2 vùng này mô hình Cánh đồng lớn ra đời từ nhu cầu của thực tiễn phát triển của nông nghiệp Việt Nam để khai thác thế mạnh của khoa học công nghệ liên kết với doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tích tụ ruộng đất tập trung hóa và chuyên môn hoá sản xuất. Với phương châm Nông dân nhỏ nhưng cánh đồng lớn mô hình Cánh đồng lớn cũng là một giải pháp quan trọng lâu dài góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững được nêu trong Nghị quyết số 21 2011 QH13 ngày 26 11 2011 của Quốc hội. Đây là một hình thức mới để tập hợp nông dân trong điều kiện thâm canh sản xuất lúa hiện nay để tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu thông qua việc tăng cường liên kết bốn nhà Nhà .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN