tailieunhanh - Một số bất cập và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại

Bài viết tập trung: (i) Phân tích một số pháp lý về hòa giải thương mại; (ii) nêu, đánh giá, làm rõ một số vấn đề bất cập trong quy định pháp luật về hòa giải thương mại; (iii) qua đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện về vấn đề này. | MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI Đỗ Thanh Hà TÓM TẮT Trong quá trình thực hiện các giao dịch thương mại các bên trong giao dịch thường xảy ra những tranh chấp xung đột về quyền và nghĩa vụ. Ngoài phương thức giải quyết tài phán là trọng tài và tòa án thì hòa giải là một trong những phương thức giải quyết giúp các bên giải quyết được tranh chấp đồng thời có một thỏa thuận mới giúp các bên tiếp tục thực hiện giao dịch thương mại. Hòa giải được xem là phương thức giải quyết tranh chấp có nhiều ưu điểm như thủ tục tiến hành nhanh gọn linh hoạt tiết kiệm thời gian công sức quyền định đoạt thuộc về các bên giữ được bí mật kinh doanh Tuy nhiên ở Việt Nam khi xảy ra tranh chấp thương mại thì hòa giải chưa được xem là phương thức giải quyết tranh được các bên ưa chuộng. Một trong các lý do khiến hòa giải không được phổ biến chính bởi khung pháp lý của hòa giải còn tồn tại một số bất cập đã ảnh hưởng đến chất lượng hòa giải và gây ra khó khăn cho các chủ thể tham gia quy trình hòa giải. Chính vì vậy đã đặt ra giải pháp hoàn thiện khung pháp lý nhằm nâng cao hiệu quả hòa giải để phương thức này thực sự pháp triển đúng với tiềm năng của nó. Bài viết tập trung i Phân tích một số pháp lý về hòa giải thương mại ii nêu đánh giá làm rõ một số vấn đề bất cập trong quy định pháp luật về hòa giải thương mại iii qua đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện về vấn đề này. Từ khóa hòa giải hòa giải thương mại hòa giải viên 1. Đặt vấn đề Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế một mặt tạo ra các cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp mặt khác tiềm ẩn rủi ro và nguy cơ phát sinh tranh chấp. Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp đây là phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến trên thế giới. Tại Việt Nam với sự ra đời của Nghị định số 22 2017 NĐ-CP ngày 24 02 2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại Sau đây gọi là

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN