tailieunhanh - Pháp luật về hòa giải tại tòa án của Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án giúp giải quyết triệt để, hiệu quả các tranh chấp mà không phải mở phiên tòa xét xử; kết quả hòa giải thành, đối thoại thành phần lớn được các bên tự nguyện thi hành; vụ việc không phải trải qua thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm theo quy định của các luật tố tụng; tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức của các bên liên quan và Nhà nước; hạn chế tranh chấp, khiếu kiện kéo dài, gây bức xúc trong dư luận. | PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI TẠI TÒA ÁN CỦA HÀN QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM Bùi Ai Giôn TÓM TẮT Luật Hòa giải đối thoại tại Tòa án giúp giải quyết triệt để hiệu quả các tranh chấp mà không phải mở phiên tòa xét xử kết quả hòa giải thành đối thoại thành phần lớn được các bên tự nguyện thi hành vụ việc không phải trải qua thủ tục sơ thẩm phúc thẩm giám đốc thẩm theo quy định của các luật tố tụng tiết kiệm chi phí thời gian công sức của các bên liên quan và Nhà nước hạn chế tranh chấp khiếu kiện kéo dài gây bức xúc trong dư luận. Tuy nhiên do đây là mô hình mới nên thực tiễn thi hành sẽ gặp không ít khó khăn vướng mắc. Vì vậy việc học tập trao đổi các mô hình hòa giải đối thoại tại Tòa án của một số nước trên thế giới chẳng hạn như Hàn Quốc có một ý nghĩa hết sức to lớn nhằm đạt được hiệu quả cao khi thi hành trên thực tế. Từ khóa Hòa giải tại Tòa án Hòa giải viên Trung tâm hòa giải đối thoại. 1. Cơ sở lý luận về hòa giải tại Tòa án Hòa giải là một biện pháp truyền thống để giải quyết các tranh chấp trong đời sống xã hội nhưng quan niệm về hòa giải còn nhiều vấn đề chưa thống nhất. Trên thế giới có nhiều quan niệm khác nhau về hòa giải Hòa giải Conciliation là sự can thiệp sự làm trung gian hòa giải Hành vi của người thứ ba làm trung gian giữa hai bên tranh chấp nhằm thuyết phục họ dàn xếp hoặc giải quyết tranh chấp giữa họ Việc giải quyết tranh chấp thông qua người trung gian hòa giải Bên trung lập 1. Hiện nay nhiều định nghĩa về hòa giải được áp dụng bởi các quốc gia khác nhau mặc dù các định nghĩa này cũng có những điểm tương đồng. Hòa giải được định nghĩa một cách chung nhất là một quy trình có trật tự theo đó hai hoặc nhiều bên tham gia tranh chấp tự mình trên cơ sở tự nguyện đạt được thỏa thuận thống nhất giải quyết tranh chấp với sự hỗ trợ của Hòa giải viên2. Không giống như trọng tài hoặc tố tụng tại Tòa án Hòa giải viên không có quyền lực pháp lý để buộc các bên tranh chấp chấp nhận quyết định của mình mà chỉ dựa vào sự thuyết phục để các bên đạt .
đang nạp các trang xem trước