tailieunhanh - Triết lý giáo dục nhân văn và vai trò của nó trong bối cảnh đổi mới giáo dục Việt Nam hiện nay

Bài viết "Triết lý giáo dục nhân văn và vai trò của nó trong bối cảnh đổi mới giáo dục Việt Nam hiện nay" đề cập đến 3 nội dung: vai trò của triết lý giáo dục đối với nền giáo dục Việt Nam; triết lý giáo dục Việt Nam hiện nay và sự cần thiết đề cao giáo dục nhân văn; sự thích ứng của nền giáo dục Việt Nam trước yêu cầu của xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo! | TRIẾT LÝ GIÁO DỤC NHÂN VĂN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN NAY TS. Đậu Thị Hồng Khoa Chính trị - Luật Trường Đại học Hà Tĩnh Tóm tắt Trong xu hướng toàn cầu hóa giáo dục Việt Nam đang đứng trước bối cảnh hội nhập quốc tế với mục tiêu đào tạo ra công dân toàn cầu. Đặc tính của giáo dục là tính đổi mới cùng với những thay đổi chóng mặt của xã hội. Trong tất cả mọi thời đại mục đích của giáo dục để hình thành những con người hội tụ các điều kiện mà xã hội yêu cầu trong các bối cảnh khác nhau. Với triết lý giáo dục có nhiệm vụ đào tạo con người phát triển toàn diện nhân cách giáo dục nhân văn ngày càng có tính phổ quát đối với các nền giáo dục khác nhau trên thế giới. Vấn đề là ở mỗi quốc gia mỗi hệ thống giáo dục khác nhau sự vận dụng của triết lý giáo dục nhân văn có những điểm khác nhau để phù hợp với thực tiễn. Đối với Việt Nam việc tiếp tục nghiên cứu các triết lý giáo dục tạo ra cơ sở cho những chính sách và giải pháp phù hợp là điều kiện cần thiết. Bài viết đề cập ở 3 nội dung 1 Vai trò của triết lý giáo dục đối với nền giáo dục Việt Nam 2 Triết lý giáo dục Việt Nam hiện nay và sự cần thiết đề cao giáo dục nhân văn 3 Sự thích ứng của nền giáo dục Việt Nam trước yêu cầu của xã hội. Từ khóa Giáo dục giáo dục nhân văn triết lý giáo dục đổi mới nhân cách 1. Đặt vấn đề Giáo dục và đào tạo có vị trí hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia dân tộc trong mọi thời đại. Hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đã đạt được những thành tựu to lớn trong quá trình phát triển nhờ dựa vào triết lý giáo dục phù hợp cùng với các chính sách đầu tư trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Ở Mỹ chủ trương tập trung cho đầu tư giáo dục - đào tạo và thu hút nhân tài được đưa ra từ rất lâu hay chính quyền Liên xô trước đây cũng đã khẳng định Chính sách về con người là điểm bắt đầu và là điểm kết thúc của mọi chính sách kinh tế - xã hội . Ở Châu Á tiêu biểu như Nhật Bản với quan điểm coi Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu cần kết hợp hài .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.