tailieunhanh - Một số khuyến nghị nhằm nắm bắt cơ hội từ việc thực thi các cam kết TPP ở Việt Nam

Bài viết này sẽ tập trung phân tích các cơ hội và chỉ rõ những thách thức cơ bản mà các ngành và nền kinh tế Việt Nam phải vượt qua khi tham gia và thực thi các cam kết của TPP, đồng thời cũng đề xuất một số gợi ý chính sách. | MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NẮM BẮT CƠ HỘI TỪ VIỆC THỰC THI CÁC CAM KẾT TPP Ở VIỆT NAM TS. Nguyễn Thị Cẩm Vân Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP sẽ đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội thuận lợi và cả những khó khăn thách thức. Nhận diện được các cơ hội và thách thức sẽ góp phần giúp Việt Nam tận dụng được những thuận lợi hạn chế những khó khăn trở ngại và vượt qua thách thức nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững cải thiện tính minh bạch trong điều hành thúc đẩy đổi mới nâng cao năng suất sức cạnh tranh của các doanh nghiệp các ngành và nền kinh tế. Bài viết này sẽ tập trung phân tích các cơ hội và chỉ rõ những thách thức cơ bản mà các ngành và nền kinh tế Việt Nam phải vượt qua khi tham gia và thực thi các cam kết của TPP đồng thời cũng đề xuất một số gợi ý chính sách. 1. Giới thiệu Nhiều năm qua Việt Nam đã khởi xướng chính sách đổi mới mở cửa và đã đạt được những thành tựu ban đầu rất đáng khích lệ. Tăng trưởng kinh tế nhanh trong hai thập niên qua đã đưa Việt Nam lên một vị thế mới từ một nền kinh tế chậm phát triển trở thành nền kinh tế có mức thu nhập trung bình. Quá trình cải cách kinh tế đã giúp hình thành một hệ thống kinh tế đa ngành và có nhiều thành phần tham gia. Sự phát triển vượt trội của khu vực kinh tế tư nhân khiến khả năng chi phối của khu vực quốc doanh trong tổng thể nền kinh tế ngày càng giảm. Cùng với khu vực FDI những lực lượng này đang ngày càng đóng một vai trò lớn hơn đối với các hoạt động kinh tế cũng như các mục tiêu xã hội như tạo việc làm và thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên trong những năm qua mô hình tăng trưởng của Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào đầu tư công và thương mại quốc tế hơn là dựa vào sức cầu trong nước. Trong đó thương mại quốc tế đóng góp rất lớn cho tốc độ tăng trưởng kinh tế từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa đến nay. Mặc dù xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhưng cơ cấu hàng xuất khẩu có hiệu quả và năng lực cạnh tranh 367 không cao xuất

TỪ KHÓA LIÊN QUAN