tailieunhanh - Việt Nam và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)

Bài viết sơ lược quá trình tham gia của Việt Nam vào TPP, phân tích mục đích, đồng thời vạch ra những cơ hội cũng như thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập TPP và đề xuất các giải pháp để Việt Nam có thể tận dụng tối đa những lợi thế, hạn chế những tác động tiêu cực từ TPP. | VIỆT NAM VÀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG TPP TS. Nguyễn Mạnh Hùng Ban Kinh tế Trung ương Tóm tắt Ngày 5-10 2015 sau năm năm đàm phán 12 nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP đã đạt được thỏa thuận lịch sử về việc kết thúc đàm phán hiệp định TPP. Đây là hiệp định mang tính bước ngoặt của thế kỷ XXI là thỏa thuận lịch sử sẽ giúp giải quyết các thách thức của thương mại quốc tế thế kỷ 21 xây dựng các quy tắc thương mại của khu vực trong nhiều thập kỷ tới2. Bài viết sơ lược quá trình tham gia của Việt Nam vào TPP phân tích mục đích đồng thời vạch ra những cơ hội cũng như thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập TPP và đề xuất các giải pháp để Việt Nam có thể tận dụng tối đa những lợi thế hạn chế những tác động tiêu cực từ TPP. 1. Quá trình tham gia của Việt Nam vào TPP Trước đây TPP được biết đến với tên tiếng Anh là Pacific Three Closer Economic Partnership P3-CEP và được tổng thống Chile Ricardo Lagos thủ tướng Singapore Goh Chok Tong và thủ tướng New Zealand Helen Clark đưa ra thảo luận tại một cuộc họp các nhà lãnh đạo của APEC diễn ra tại Los Cabos Mexico. Brunei nhanh chóng tham gia đàm phán ở vòng 5 vào tháng 04 năm 2005. Sau vòng đàm phán này hiệp định lấy tên là Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương TPSEP hoặc P4 . Mục tiêu ban đầu của Hiệp định là giảm 90 các loại thuế xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên trước ngày 01 tháng 01 năm 2006 và cắt giảm bằng không tới năm 2015. Đây là một thỏa thuận toàn diện bao quát tất cả các khía cạnh chính của một hiệp định thương mại tự do bao gồm trao đổi hàng hóa các quy định về xuất xứ can thiệp 2 Ông Michael Froman đại diện thương mại Mỹ. 239 rào cản kỹ thuật trao đổi dịch vụ vấn đề sở hữu trí tuệ các chính sách của chính quyền. Ngày 22 tháng 9 năm 2008 Hoa Kỳ tuyên bố tham gia vào P4 nhưng không phải Hiệp định P4 cũ mà các bên sẽ đàm phán một Hiệp định hoàn toàn mới gọi là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP . Ngay sau đó các nước Ô- xtrây-lia và .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN