tailieunhanh - Tinh thần đối thoại trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ

Bài viết trình bày những nội dung không mới trong tác phẩm bằng một lý thuyết mới của văn học hiện đại. Trên cơ sở lý thuyết đối thoại của Bakhtin, chúng ta đi tìm và khám phá tinh thần đối thoại phức tạp, đa diện giữa các vấn đề thiện – ác và đạo đức – xúc cảm. | TINH THẦN ĐỐI THOẠI TRONG TRUYỀN KÌ MẠN LỤC CỦA NGUYỄN DỮ DƯƠNG NGỌC TỐ UYÊN Khoa Ngữ văn Tóm tắt Truyền kì mạn lục là áng thiên cổ kì bút của nền văn học dân tộc. Những vấn đề nội dung tư tưởng giá trị giáo huấn của tác phẩm đã được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đào sâu khám phá trên nhiều góc độ khác nhau. Trong phạm vi bài báo này chúng tôi sẽ trình bày những nội dung không mới trong tác phẩm bằng một lý thuyết mới của văn học hiện đại. Trên cơ sở lý thuyết đối thoại của Bakhtin chúng ta đi tìm và khám phá tinh thần đối thoại phức tạp đa diện giữa các vấn đề thiện ác và đạo đức xúc cảm. Việc đi sâu tìm hiểu những vấn đề đối thoại trong Truyền kì mạn lục từ một phần của lý thuyết liên văn bản sẽ làm sáng tỏ những vấn đề văn hóa xã hội nhân quyền nữ quyền được đặt ra trong tác phẩm. Từ khóa lý thuyết đối thoại Truyền kì mạn lục Bakhftin 1. VÀI NÉT VỀ LÝ THUYẾT ĐỐI THOẠI Trong triết học nhân bản của Bakhtin đối thoại là phạm trù nền. Đối thoại là bản chất của ý thức bản chất của cuộc sống con người Sống tức là tham gia đối thoại hỏi nghe trả lời đồng ý Con người tham gia cuộc đối thoại ấy bằng toàn bộ con người mình và toàn bộ cuộc đời mình bằng mắt môi tay tâm hồn tinh thần hành vi. Nó trút hết con người nó vào lời nói và tiếng nói của nó gia nhập dàn đối thoại của cuộc sống con người gia nhập cuộc hội thảo thế giới 1 . Bản Ngã không chết. Cái chết chỉ là sự ra đi. Con người ra đi khi đã nói lời của mình nhưng bản thân lời nói ấy còn lại mãi mãi trong cuộc hội thảo không bao giờ kết thúc . Theo lí thuyết đối thoại bản chất của bất cứ một phát ngôn nào cũng có mối quan hệ với những phát ngôn trước đó. Bản chất của sự đối thoại không chỉ dừng lại ở bản thân các lượt lời đối thoại mà được mở rộng phạm vi thông qua sự phát triển của việc nghiên cứu phê bình văn học. Theo đó Tất thảy những gì có sự giao thoa tiếp xúc và ảnh hưởng lẫn nhau tạo nên mối quan hệ liên đới mâu thuẫn phản biện nhau đều có thể đặt chúng trong trạng thái đối thoại. Hiểu như thế bản chất .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN