tailieunhanh - Nghệ thuật hát nói của Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến từ góc nhìn so sánh

Thơ Hát nói Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến là tinh hoa văn hóa dân tộc. Qua đề tài: “nghệ thuật thơ Hát nói của Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến từ góc nhìn so sánh”, bằng góc nhìn so sánh ta thấy được những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai tác giả, từ đó có cái nhìn khái quát về thể thơ cũng như tinh hoa văn hóa văn học dân tộc ẩn chứa trong nó. | NGHỆ THUẬT HÁT NÓI CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ NGUYỄN KHUYẾN TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH LÊ VĂN MINH Khoa Ngữ văn Tóm tắt Thơ Hát nói Nguyễn Công Trứ Nguyễn Khuyến là tinh hoa văn hóa dân tộc. Qua đề tài nghệ thuật thơ Hát nói của Nguyễn Công Trứ Nguyễn Khuyến từ góc nhìn so sánh bằng góc nhìn so sánh ta thấy được những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai tác giả từ đó có cái nhìn khái quát về thể thơ cũng như tinh hoa văn hóa văn học dân tộc ẩn chứa trong nó. Đồng thời làm sáng tỏ cái hay cái đẹp mà thơ Hát nói Nguyễn Khuyến Nguyễn Công Trứ mang lại những dấu ấn nghệ thuật trong thơ Hát nói của Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Khuyến. 1. MỞ ĐẦU Hát nói là một thể thơ đặc biệt được tổ chức bởi nhạc do nhạc dẫn dắt nên hình thức của nó khá uyển chuyển có nhiều biến thể từ âm luật đến kết cấu lời thơ. Việc xác định cấu trúc vần nhịp trong thể thơ hát nói là cả một vấn đề. Đành rằng đây là một thể thơ cách luật được sáng tạo trên cơ sở truyền thống thơ ca trung đại chịu sự quy định của các quy chuẩn mỹ học trung đại nên phải tuân theo những quy phạm văn chương của thời đại. Nhưng một mặt do nhu cầu thể hiện một nội dung tư tưởng phóng khoáng tâm sự cá nhân muốn thoát khỏi ràng buộc của các chế ước của xã hội đương thời mặt khác do sự nâng đỡ của nhạc điệu nên ngôn từ thơ hát nói trong cách gieo vần tạo nhịp chọn từ đặt câu khá tự do. Thơ Hát nói Nguyễn Công Trứ Nguyễn Khuyến là kết tinh của văn hóa dân tộc. Xuất phát từ hành viện của ả đào để rồi bước lên đài danh dự của những thể thơ truyền thống dân tộc. Nguyễn Lộc trong cuốn Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIII hết thế kỷ XIX có viết Ông Nguyễn Công Trứ có công làm cho Hát nói trở thành một thể thơ hoàn chỉnh linh hoạt đồng thời ông cũng có công mở rộng nội dung của nó. Dưới bàn tay tài hoa của nhà thơ thể thơ Hát nói từ giã hành viện của ả đào để bước lên đài danh dự của những thể thơ truyền thống của dân tộc . Nếu thơ Hát nói Nguyễn Công Trứ có công làm cho hát nói trở thành thể thơ thì Nguyễn Khuyến là người kế thừa và phát huy .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN