tailieunhanh - Thực trạng và giải pháp phân luồng học sinh sau trung học cơ sở vào giáo dục nghề nghiệp

Phân luồng học sinh (PLHS) sau Trung học cơ sở (THCS) là định hướng phân bổ tỉ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đi vào các luồng, trong đó có luồng vào giáo dục nghề nghiệp(GDNN) để tiếp tục học tập theo các chương trình giáo dục khác nhau hoặc tham gia thị trường lao động. Bài viết đề cập tới bản chất và mục tiêu của PLHS sau THCS, thực trạng và nguyên nhân của thực trạng, những giải pháp khắc phục trong thời gian tới. | THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÂN LUỒNG HỌC SINH SAU TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀO GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP Phan Văn Kha TÓM TẮT Phân luồng học sinh PLHS sau Trung học cơ sở THCS là định hướng phân bổ tỉ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đi vào các luồng trong đó có luồng vào giáo dục nghề nghiệp GDNN để tiếp tục học tập theo các chương trình giáo dục khác nhau hoặc tham gia thị trường lao động tùy thuộc vào năng lực sở trường nguyện vọng và đặc điểm tâm sinh lí của bản thân học sinh và nhu cầu nhân lực của nền kinh tế tạo cơ hội được học tập suốt đời cho mọi người hướng tới xây dựng xã hội học tập. Tuy nhiên trong nhiều năm qua PLHS sau THCS vào giáo dục nghề nghiệp GDNN gặp nhiều khó khăn không đạt được mục tiêu đặt ra do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Để thực hiện thành công PLHS sau THCS vào GDNN trước hết đòi hỏi phải thay đổi nhận thức của cộng đồng xã hội của mọi người dân của chính bản thân học sinh và phụ huynh học sinh về nghề nghiệp và GDNN có chính sách giải pháp can thiệp và điều tiết của nhà nước các giải pháp trực tiếp của các trường doanh nghiệp đòi hỏi sự nỗ lực không chỉ của ngành Giáo dục và Đào tạo và Lao động Thương binh và Xã hội mà của tất cả các cấp các ngành các địa phương và của toàn xã hội. Từ khóa Phân luồng học sinh sau Trung học cơ sở liên thông hệ thống giáo dục giáo dục nghề nghiệp hướng nghiệp. Đặt vấn đề Có nhiều ý kiến cho rằng phân luồng học sinh PLHS sau trung học cơ sở THCS là trách nhiệm của riêng ngành giáo dục và đào tạo GD amp ĐT hướng nghiệp là con đường duy nhất để thực hiện được điều đó. Tuy nhiên lý luận và thực tiễn cho thấy PLHS nói chung và PLHS sau THCS nói riêng là vấn đề hết sức phức tạp không chỉ là vấn đề của ngành GD amp ĐT như nhiều ý kiến đã lầm tưởng mà là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị không chỉ là trách nhiệm điều tiết của nhà nước các cấp của Chính phủ của các bộ ngành và địa phương mà còn là nhiệm vụ của các trường phổ thông của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp GDNN và giáo dục đại học GDĐH của các doanh

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN