tailieunhanh - Cảm nghiệm thiền trong tiếp nhận thơ Haiku và tranh mặc hội cổ điển

Bài viết thông qua việc nghiên cứu, so sánh hai lĩnh vực nghệ thuật này, đặc biệt là ở phương diện tiếp nhận, đã nêu lên những điểm tương đồng, như: tính chất trực giác tâm linh, tính chất thực chứng trong sáng tạo và tiếp nhận tác phẩm. | TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 19 Số 1 2022 31-41 Vol. 19 No. 1 2022 31-41 ISSN Website http https 2022 2734-9918 Bài báo nghiên cứu CẢM NGHIỆM THIỀN TRONG TIẾP NHẬN THƠ HAIKU VÀ TRANH MẶC HỘI CỔ ĐIỂN Nguyễn Diệu Minh Chân Như Trường Đại học Đồng Tháp Việt Nam Tác giả liên hệ Nguyễn Diệu Minh Chân Như Email nguyenchannhukhoavandhdt@ Ngày nhận bài 16-12-2021 ngày nhận bài sửa 07-01-2021 ngày duyệt đăng 20-01-2022 TÓM TẮT Do sự khác biệt về văn hóa về thời đại nên vấn đề tiếp nhận thơ haiku và tranh mặc hội cổ điển của Nhật Bản đối với độc giả Việt Nam hiện nay còn gặp khó khăn. Bài báo thông qua việc nghiên cứu so sánh hai lĩnh vực nghệ thuật này đặc biệt là ở phương diện tiếp nhận đã nêu lên những điểm tương đồng như tính chất trực giác tâm linh tính chất thực chứng trong sáng tạo và tiếp nhận tác phẩm. Từ những kết quả nghiên cứu trên bài báo đã làm rõ khái niệm cảm nghiệm Thiền như một cách thức tiếp nhận thơ haiku trong sự đối sánh với việc tiếp nhận tranh mặc hội cổ điển. Đó là lối tiếp nhận lấy người thưởng giám nghệ thuật làm trung tâm và xem việc chuyển hóa tâm thức là mục tiêu của việc tiếp nhận. Từ khóa thơ haiku tranh mặc hội cảm nghiệm Thiền nghệ thuật Thiền 1. Đặt vấn đề Lí thuyết tiếp nhận văn học xuất hiện vào những năm 60-70 của thế kỉ XX với những luận điểm ban đầu của hai nhà nghiên cứu người Đức Wolfgang Iser và Hans Robert Jauss. Lí thuyết này đã cung cấp một điểm bổ túc quan trọng cho cái nhìn lí luận về dòng đời của một tác phẩm văn học được các nhà nghiên cứu phê bình phát triển trong suốt thời gian qua. Một số công trình nghiên cứu của Huỳnh Vân Nguyễn Văn Hạnh cũng đề cập các khía cạnh của tiếp nhận văn học như giá trị của văn học trong tiếp nhận văn học yếu tố thời đại yếu tố xã hội lịch sử trong việc tiếp nhận tầm đón nhận kinh nghiệm thẩm mĩ Theo lí thuyết tiếp nhận văn học của phương .