tailieunhanh - Phòng và chữa bệnh ở người có tuổi bằng cách ăn uống: Phần 2

Nối tiếp phần 1, phần 2 của tài liệu "Ăn uống - phòng và chữa bệnh ở người có tuổi" tiếp tục trình bày các nội dung chính sau: Những bệnh mạn tính không lây nhiễm hay gặp ở người có tuổi và chế độ ăn thích hợp để phòng và chữa bệnh; Những câu hỏi về ăn uống thường gặp và trả lời. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết. | Chương 4 NHỮNG BỆNH MẠN TÍNH KHÔNG LÂY NHIỄM HAY GẶP Ở NGƯỜI CÓ TUỔI VÀ CHẾ ĐỘ ĂN THÍCH HỢP ĐỂ PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH 1. Tình hình bệnh mạn tính trên thế giới hiện nay Nếu như năm 1990 gánh nặng bệnh tật của các bệnh mạn tính không lây trên thế giới là 41 thì năm 2001 là khoảng 46 và ước tính sẽ tăng lên 57 vào năm 2020 trong đó gần một nửa tổng số ca tử vong do các bệnh mạn tính liên quan đến các bệnh thuộc nhóm bệnh tim mạch béo phì và đái tháo đường. Có khoảng 79 tổng số ca tử vong do các bệnh mạn tính xảy ra ở các nước đang phát triển. Tại các nước này năm 1995 có 84 triệu người bị đái tháo đường và ước tính đến năm 2025 sẽ tăng lên 2 5 lần vào khoảng 228 triệu người. Đây là một gánh nặng kép đối với các nước đang phát triển vì đồng thời với việc phải chống lại các bệnh nhiễm trùng liên quan tới đói ăn suy dinh dưỡng như sốt rét lao hội chứng suy 42 giảm miễn dịch các nước này lại đang phải đối mặt với sự gia tăng nhanh chóng của các bệnh mạn tính không lây. Báo cáo ngày 04-10-2005 của Tổ chức Y tế thế giới WHO nêu rõ Những năm gần đây loài người quá chú trọng đến các bệnh truyền nhiễm như HIV AIDS mà quên rằng bệnh mạn tính mới là thủ phạm gây chết người nhiều nhất. Đến năm 2015 bệnh mạn tính có thể cướp đi sinh mạng của 400 triệu người trên thế giới. Theo Leejongwoo - Tổng giám đốc WHO lúc đó cuộc sống của rất nhiều người trên thế giới đang bị bệnh tật làm ngắn lại trung bình cứ 5 người chết thì có 3 người mắc các bệnh mạn tính trong đó tỷ lệ ở các nước đang phát triển rất cao. Về mặt kinh tế WHO cho rằng bệnh mạn tính cũng là một trong những nguyên nhân làm kìm hãm tốc độ phát triển kinh tế của các nước. Tại Trung Quốc chính phủ có thể phải chi tới 558 tỷ USD để ngăn chặn bệnh mạn tính trong vòng 10 năm sau. Ấn Độ là 236 tỷ và con số này ở Nga là 303 tỷ USD. Dưới đây là mười bệnh mạn tính không lây nhiễm có liên quan đến dinh dưỡng hay gặp trên thế giới ở người có tuổi a Bệnh tim mạch Những bệnh tim mạch quan trọng và phổ biến nhất phải kể đến đầu tiên là bệnh

TỪ KHÓA LIÊN QUAN