tailieunhanh - Phân tích ảnh hưởng của thương mại tự do đến nhân quyền: Phần 2

Nối tiếp phần 1, phần 2 của tài liệu "Ảnh hưởng của thương mại tự do đến nhân quyền" tiếp tục trình bày các nội dung chính sau: Quyền lao động và bảo vệ quyền của người lao động khi Việt Nam gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương; Bảo đảm quyền tự do thành lập, gia nhập công đoàn của người lao động theo Hiệp định TPP; Bảo hộ sáng chế trong các Hiệp định thương mại tự do và việc bảo đảm quyền con người về chăm sóc sức khỏe; . Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết. | QUYỀN LAO ĐỘNG VÀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI VIỆT NAM GIA NHẬP HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG PGS. TS. Lê Thị Hoài Thu Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là TPP là hiệp định mở khởi nguồn từ Hiệp định Đối tác Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương. Lúc đầu chỉ có 4 nước tham gia nên còn được gọi là P4 Chile NewZealand Singgapore và Brunei và được Hoa kỳ tham gia năm 2010 kể từ sau đó cùng 7 nước khác gồm Australia Canada Nhật Bản Malaysia Mexico Peru và Việt Nam. Đây không chỉ là một Hiệp định thương mại tự do FTA khu vực siêu lớn bao trùm gần 40 GDP và 30 thương mại toàn cầu mà còn là khuôn mẫu liên kết kinh tế được xem là của thế kỷ 21. Hiệp định TPP là FTA đầu tiên mà Việt Nam tham gia có chương riêng về lao động bao gồm i Cam kết thực thi nghĩa vụ là thành viên ILO và không sử dụng các tiêu chuẩn về lao động nhằm mục đích bảo hộ thương mại ii Đảm bảo các quyền của người lao động được khẳng định trong Tuyên bố năm 1998 của ILO bao gồm Tự do hiệp hội và thực hiện có hiệu quả quyền thương lượng tập thể xóa bỏ mọi hình thức lao động cưỡng bức và lao động bắt buộc xóa bỏ có hiệu quả lao động trẻ em và nghiêm cấm các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất xóa bỏ phân biệt đối xử trong công việc iii Đảm bảo điều kiện về tiền lương tối thiểu thời giờ làm việc và an toàn vệ sinh lao động129. _ 129. Nguyễn Bá Ngọc 2016 Thị trường lao động Việt Nam trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế Tạp chí Khoa học Lao động và Xã hội số 1 . 149 PGS. TS. LÊ THỊ HOÀI THU Việt Nam kết thúc đàm phán và trở thành một Bên của TPP từ tháng 10 2015. Khi gia nhập TPP Việt Nam đứng trước những cơ hội lớn như nắm bắt và tận dụng tốt hơn các cơ hội do quá trình tái cấu trúc cục diện quốc tế và khu vực cũng như xu thế hội nhập kinh tế khu vực đem lại có thêm điều kiện tranh thủ hợp tác quốc tế để phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội triển khai chiến lược hội nhập quốc tế nói chung và chiến lược đối ngoại ở .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN