tailieunhanh - Ứng dụng mô hình dữ liệu mảng động phân tích đóng góp của TFP vào tăng năng suất lao động của ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm: Ước lượng đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) đối với tăng trưởng năng suất lao động của ngành sản xuất chế biến thực phẩm và ngành sản xuất đồ uống của Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu này nghiên cứu đã ước lượng TFP bằng phương pháp bán tham số do Olley-Pakes (1996) đề xuất và được Levinsohn - Petrin (2003) cải biên. | JSTPM Tập 9 Số 2 2020 21 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH DỮ LIỆU MẢNG ĐỘNG PHÂN TÍCH ĐÓNG GÓP CỦA TFP VÀO TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM VIỆT NAM Cao Hoàng Long1 Viện Năng suất Việt Nam Tóm tắt Mục tiêu của nghiên cứu nhằm Ước lượng đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp TFP đối với tăng trưởng năng suất lao động của ngành sản xuất chế biến thực phẩm và ngành sản xuất đồ uống của Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu này nghiên cứu đã ước lượng TFP bằng phương pháp bán tham số do Olley-Pakes 1996 đề xuất và được Levinsohn - Petrin 2003 cải biên. Để xem xét sự phụ thuộc của năng suất lao động hiện tại vào năng suất lao động của thời kỳ trước trong ước lượng đóng góp của TFP và năng suất các yếu tố đầu vào đến năng suất lao động nghiên cứu đã xây dựng và sử dụng mô hình hệ thống động với số liệu mảng về mối quan hệ giữa năng suất lao động với TFP. Trong thực nghiệm nghiên cứu đã khắc phục tính nội sinh của các yếu tố đầu vào khi ước lượng hàm sản xuất và TFP bằng kỹ thuật bán tham số. Nghiên cứu sử dụng số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê từ 2010-2017 và đã phát hiện được đóng góp của TFP vào năng suất lao động cho ngành công nghiệp thực phẩm phân ngành sản xuất chế biến thực phẩm và phân ngành sản xuất đồ uống tương ứng là 90 14 92 44 80 36 . Từ khóa Năng suất nhân tố tổng hợp TFP Năng suất lao động Mô hình hàm sản xuất động Phương pháp bán tham số Hệ thống động với số liệu mảng. Mã số 20062401 1. Mở đầu Mặc dù nguồn gốc của phân tích năng suất nhân tố tổng hợp TFP có thể được biết đến từ bài báo Thay đổi Kỹ thuật và Hàm sản xuất gộp của Solow 1957 nhưng những năm gần đây đã chứng kiến sự gia tăng trong cả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về TFP. Trong mô hình Solow tăng trưởng dài hạn chỉ xảy ra khi có tiến bộ công nghệ. Nếu không có tiến bộ công nghệ thì tích lũy vốn sẽ gặp phải vấn đề hiệu quả giảm dần. Tuy nhiên có tiến bộ công nghệ sẽ liên tục bù được cho sự suy giảm hiệu quả của tích lũy vốn. Năng suất lao động tăng lên trực tiếp do sự

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN