tailieunhanh - Luận án Tiến sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấp xã theo yếu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Trên cơ sở nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN bao gồm: Khái niệm, đặc trưng, hình thức, nội dung, các điều kiện đảm bảo THPL theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. | 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa XHCN Việt Nam mà Đảng Nhà nước và nhân dân ta đang xây dựng là Nhà nước của nhân dân do nhân dân và vì nhân dân. Về bản chất đó chính là Nhà nước luôn tôn trọng và đề cao các quyền dân chủ của nhân dân xây dựng và thực hiện nền dân chủ XHCN. Giữa thực hiện dân chủ và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN có mối liên hệ mật thiết gắn bó hữu cơ tác động qua lại và bổ sung cho nhau. Dân chủ và thực hiện dân chủ là một trong những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền là một trong những điều kiện tiên quyết để hiện thực hóa xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền XHCN. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển đất nước 21 tr. 47 . Ngược lại xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN là sự bảo đảm có tính chất nền tảng cho việc thực hiện dân chủ bởi lẽ chức năng của Nhà nước pháp quyền là phục vụ nhân dân giữ mối liên hệ mật thiết với nhân dân thực hiện đầy đủ các quyền dân chủ của nhân dân tôn trọng lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân. Hơn nữa chỉ Nhà nước pháp quyền XHCN mới có cơ chế các biện pháp kiểm soát ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu tham nhũng lãng phí vô trách nhiệm lạm quyền xâm phạm quyền dân chủ của công dân. Có thể khẳng định rằng một nền dân chủ thực sự với việc phát huy đầy đủ các quyền dân chủ của nhân dân chỉ có thể có được trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Nền dân chủ XHCN và việc đảm bảo thực hiện dân chủ ở nước ta hiện nay không chỉ được khẳng định trong chủ trương đường lối của Đảng mà còn được thể chế hóa và đảm bảo thực hiện thông qua Hiến pháp và hệ thống pháp luật của Nhà nước. Sau khi Bộ Chính trị Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 03-CT TW ngày 18 02 1998 về Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và các văn bản liên quan khác Nhà nước đã xây dựng ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật QPPL để triển khai quan điểm chỉ đạo của Đảng về 2 vấn đề này như Nghị định số 29 .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN