tailieunhanh - Hướng dẫn làm các dạng đề nghị luận văn học thường gặp

Tài liệu Hướng dẫn làm các dạng đề nghị luận văn học thường gặp giúp cho các bạn nắm được các dạng đề nghị luận văn học từ nghị luận thơ, bài thơ, đoạn thơ, phân tích cảm nhận về đoạn trích văn xuôi, nghị luận về tinh huống truyện, dạng đề so sánh, đối chiếu, dàn ý các dạng đề và cách làm các dạng đề. Mời các bạn cùng tham khảo! | HƯỚNG DẪN LÀM CÁC DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC THƯỜNG GẶP Thống kê các dạng đề nghị luận văn học dàn ý của từng kiểu bài. 1. Dạng đề Nghị luận về bài thơ đoạn thơ 2. Dạng đề phân tích cảm nhận về đoạn trích văn xuôi 3. Dạng đề nghị luận về tình huống truyện 4. Dạng đề phân tích cảm nhận nhân vật trong tác phẩm 5. Dạng đề so sánh đối chiếu hai nhân vật hai chi tiết hai tư tưởng hai đoạn thơ hai hay nhiều bài thơ 6. Dạng đề bình luận một ý kiến bàn về văn học. 7. Dạng đề nghị luận hai ý kiến bàn về văn học. 8. Dạng đề tích hợp nghị luận xã hội Phân tích cảm nhận về tác phẩm sau đó liên hệ thực thế. Đây là kiểu bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học Dàn ý của từng kiểu bài 1. Cách làm dạng đề nghị luận về bài thơ đoạn thơ Có các kiểu ra đề như 1 Phân tích toàn bộ bài thơ. 2 Phân tích một đoạn thơ. 3 Phân tích một khía cạnh trong đoạn thơ bài thơ. 4 Phân tích một hình ảnh chi tiết trong bài thơ. 5 So sánh giữa hai bài thơ hai đoạn thơ. 6 Nghị luận ý kiến bàn về bài thơ đoạn thơ Dàn ý chung cho dạng đề nghị luận về bài thơ đoạn thơ. Mở bài Giới thiệu tác giả và bài thơ đoạn thơ cần phân tích chép nguyên văn đoạn thơ trong đề bài nếu là đoạn thơ dài thì chỉ cần chép hai câu đầu chấm chấm rồi chép câu cuối . Giới thiệu ý kiến bàn về bài thơ nếu đề bài yêu cầu nghị luận về ý kiến Giới thiệu vấn đề nghị luận. Nếu là dạng đề so sánh hai bài thơ hai đoạn thơ thì mở bài phải giới thiệu cả hai tác giả và hai bài thơ. Phần mở bài chỉ cần nêu ngắn gọn nét chính về tác giả tác phẩm vài dòng Thân bài Khái quát về phong cách tác giả hoàn cảnh sáng tác nội dung chính của bài thơ Nêu vị trí đoạn thơ thể thơ chú ý âm điệu giọng điệu Phân tích cụ thể Có thể bổ ngang phân tích từng khổ từng dòng nếu là thơ Đường luật thì phân tích theo từng cặp Đề Thực- Luận -Kết .Riêng đối với thơ tứ tuyệt ví dụ một số bài thơ của Hồ Chí Minh trong Nhật kí trong tù cách thức thông thường là chia theo cấu trúc khai thừa chuyển hợp hoặc chia thành hai câu đầu và hai câu cuối tuỳ từng .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.