tailieunhanh - Giải phẫu thời cận đại

“Kính hiển vi của thiên nhiên” Như chúng ta đã thấy, khoa giải phẫu thời cận đại đã tiến bộ khi Vesalius và những người khác nhấn mạnh vào việc nghiên cứu cơ thể con người bằng cách mổ xẻ. Thế nhưng chỉ sau một ít thập kỷ, một số sự so sánh kỳ lạ sẽ tỏ lộ cơ thể con người bằng những cách bất ngờ. Harvey đã tìm ra giải thích cho sự tuần hoàn máu nhờ những thí nghiệm của ông trên gà, ếch nhái, rắn và cá. Nhưng sự tuần hoàn máu của Harvey vẫn. | 1 r J 1 V Ầ V J A A Những phát hiện vê vạn vật và con người Giải phân thời cận đại Kính hiển vi của thiên nhiên Như chúng ta đã thấy khoa giải phẫu thời cận đại đã tiến bộ khi Vesalius và những người khác nhấn mạnh vào việc nghiên cứu cơ thể con người bằng cách mổ xẻ. Thế nhưng chỉ sau một ít thập kỷ một số sự so sánh kỳ lạ sẽ tỏ lộ cơ thể con người bằng những cách bất ngờ. Harvey đã tìm ra giải thích cho sự tuần hoàn máu nhờ những thí nghiệm của ông trên gà ếch nhái rắn và cá. Nhưng sự tuần hoàn máu của Harvey vẫn chưa đầy đủ và sẽ phải được những quan sát tỉ mỉ trên những động vật hạ đẳng nhờ một khoa giải phẫu học so sánh. Mức độ của những sự đối chiếu này sẽ trở nên rộng lớn hơn táo bạo hơn và lạ lùng hơn những gì Galen dám làm. Người hùng của câu chuyện này là Marcello Malpighi 1628-1694 một nhà khoa học lớn mà công trình ông thực hiện không dựa vào một giáo điều duy nhất. Ông là một trong những nhà thám hiểm mới đầu tiên xác định sứ mệnh của mình không phải nhờ những lý thuyết của thầy mình hay nhờ đề tài nghiên cứu của mình. Họ không còn là những người thuộc trường phái Aristote hay trường phái Galen . Quan thầy của họ người đỡ đầu của họ là những dụng cụ giúp họ mở rộng nhãn giới. Điều làm cho những nghiên cứu của ông có sự nhất quán là một dụng cụ mới. Malpighi sẽ trở thành một nhà hiển vi học và khoa học của ông sẽ là khoa hiển vi học một từ mới xuất hiện lần đầu tiên bằng tiếng Anh trên Nhật Ký của Pepys năm 1664. Sự nghiệp khoa học của ông có sự nhất quán không phải do những gì ông khẳng định hay chứng minh mà do những phương tiện vận chuyển đưa ông đi trong những cuộc hành trình quan sát. Thường được gọi là nhà sáng lập khoa giải phẫu học hiển vi Malpighi là một trong những nhà khám phá kiểu mới này chuyển hướng chú ý từ vũ trụ sang lượng gia từ vạn vật sang sự kiện. Các tác phàm của Malpighi có thể được gọi là Những cuộc du hành với kính hiển vi vì công trình của ông là một nhật ký hỗn hợp của một người du hành vào một thế giới không thể thấy bằng .