tailieunhanh - Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền sử hữu công nghiệp trong tư pháp quốc tế và một số định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền sử hữu công nghiệp trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản gắn liền với đặc điểm của các đối tượng SHCN và phân tích luật thực định cũng như thực trạng của việc bảo hộ quốc tế quyền SHCN tại Việt Nam, đề tài đề xuất những định hướng cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền SHCN trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐỖ QUANG HƯNG Quyền sử hữu công nghiệp trong tư pháp quốc tế và một số định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền sử hữu công nghiệp trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT QUỐC TẾ HÀ NỘI 2002 Phần mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Đại hội lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt nam đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 mà mục tiêu tổng quát là đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới xây dựng nền tảng để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hội nhập thế giới và khu vực. Một trong những mục tiêu cơ bản trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam là chủ dộng hội nhập kinh tế quốc tế kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định Tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hoá đa dạng hoá chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện của nước ta và bảo đảm thực hiện những cam kết trong quan hệ song phương và đa phương như AFTA APEC Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ tiến tới gia nhập WTO . . Toàn cầu hoá hợp tác và cạnh tranh là xu thế khách quan trong thập kỷ này và trong những thập kỷ tới. Trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế hệ thống pháp luật Việt Nam cần phải hoàn thiện để không chỉ mang bản sắc Việt Nam mà còn phải phù hợp với các chuẩn mực quốc tế tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế. Trong khi nhu cầu hội nhập mang tính tất yếu khách quan thì ở một khía cạnh khác khi kinh tế tri thức chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong nền kinh tế toàn cầu thì bảo hộ SHTT là một yếu tố không thể bỏ qua. SHTT đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong hoạt động kinh tế thương mại cũng như khoa học công nghệ của từng quốc gia. Trong hầu hết các Hiệp định thương mại song phương mà một bên ký kết là một nền kinh tế lớn cũng như các Hiệp định thương mại đa phương đều có nội dung về SHTT. Chế độ bảo hộ SHTT vừa có tác dụng .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN