tailieunhanh - Nghị định số 54/2000/NĐ-CP về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh liên quan tới sở hữu công nghiệp do chính phủ ban hành

Tham khảo tài liệu 'nghị định số 54/2000/nđ-cp về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh liên quan tới sở hữu công nghiệp do chính phủ ban hành', văn bản luật, đầu tư phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | CHÍNH PHỦ Số 54 2000 NĐ-CP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội ngày 03 tháng 10 năm 2000 NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 54 2000 NĐ-CP NGÀY 03 THÁNG 10 NĂM 2000 VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BÍ MẬT KINH DOANH CHỈ DẪN ĐỊA LÝ TÊN THƯƠNG MẠI VÀ BẢO HỘ QUYỀN CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH LIÊN QUAN TỚI SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992 Căn cứ Bộ Luật Dân sự ngày 28 tháng 10 năm 1995 Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 8 về việc thi hành Bộ Luật Dân sự Căn cứ Luật Thương mại ngày 10 tháng 5 năm 1997 Để góp phần tăng cường sự bảo hộ đầy đủ và có hiệu quả quyền sở hữu công nghiệp bảo hộ hoạt động kinh doanh trung thực bảo vệ lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường NGHỊ ĐỊNH Chương 1 CÁC QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Nghị định này quy định chi tiết việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với một số trong số các đối tượng khác quy định tại Điều 780 Bộ Luật Dân sự ngày 28 tháng 10 năm 1995 bao gồm bí mật kinh doanh chỉ dẫn địa lý tên thương mại và việc bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam. 2. Nghị định này cũng áp dụng đối với tổ chức cá nhân nước ngoài tuy không hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây a Tổ chức cá nhân được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của Công ước Paris hoặc quy định của các Điều ước quốc tế công nhận bảo hộ lẫn nhau về sở hữu công nghiệp mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia b Tổ chức cá nhân thuộc các nước vùng lãnh thổ cùng Việt Nam chấp nhận nguyên tắc có đi có lại trong việc bảo hộ sở hữu công nghiệp cho tổ chức cá nhân của nhau. Điều 3. Áp dụng các văn bản pháp luật Việc bảo hộ bí mật kinh doanh chỉ dẫn địa lý tên thương mại .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN