tailieunhanh - Luận văn Thạc sĩ Luật học: Nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa

Luận văn làm sáng tỏ các quy định về bảo hộ NHHH trong pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ; trên cơ sở phân tích, so sánh các quy định về bảo hộ NHHH của Việt Nam và Hoa Kỳ, đề xuất một số quan điểm, phương hướng, biện pháp phù hợp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ NHHH và tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực thi chúng. | LUẬN VĂN Nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa Mở Đầu 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Chúng ta đang sống trong một thế giới mà các quốc gia ngày càng trở lên liên đới chặt chẽ với nhau hơn. Sau 11 năm gian nan đàm phán với rất nhiều nỗ lực Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO - thiết chế thương mại lớn nhất toàn cầu. Vận hội mới đã đến với toàn dân tộc cũng như các thương nhân Việt Nam. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp của chúng ta được tham gia trong một quot sân chơi quot chung với vô vàn cơ hội nhưng cũng không ít thách thức. Để có thể sánh vai cùng thiên hạ không có cách nào khác là chúng ta phải năng động tìm lấy lợi thế cạnh tranh cho mình. Trong cuộc đua đó sở hữu trí tuệ SHTT đóng một vai trò vô cùng quan trọng bởi đó là một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế góp phần làm nên sự thịnh vượng của mỗi quốc gia. Trong tiến trình lịch sử bảo hộ SHTT đã có từ gần 600 năm nay. Tài sản trí tuệ vừa là sản phẩm vừa là công cụ thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của kinh tế và văn hoá xã hội. Đối với các nước phát triển tri thức và kinh nghiệm trong khai thác và bảo hộ SHTT đã phát triển đến một trình độ rất cao với bề dày lịch sử hàng trăm năm. Với Việt Nam một đất nước đang phát triển mà mục tiêu là nhanh chóng chủ động hội nhập sâu rộng trong quan hệ kinh tế quốc tế thì việc bảo hộ SHTT vốn đã mới mẻ lại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Bảo hộ SHTT của nước ta với sự khởi đầu là Nghị định số 31 CP của Hội đồng Chính phủ nay là Chính phủ ban hành ngày 23 01 1981 cho đến nay mới tròn 25 năm so với kinh nghiệm hàng trăm năm của các nước phát triển quả là một khoảng cách quá lớn đầy thách thức cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn áp dụng. Trong khi đó cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và thương mại các đối tượng của quyền SHTT ngày càng phát triển như vũ bão có ảnh hưởng mạnh mẽ đến vị thế cạnh tranh của chủ sở hữu nắm giữ quyền và xa

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN