tailieunhanh - Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại (Phần 1)

Ở nước ta, pháp luật hiện hành công nhận các phương thức: thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại và tòa án để giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại. Theo đó, nếu tranh chấp xảy ra các bên có thể áp dụng nguyên tắc tự nguyện thỏa thuận thông qua phương thức thương lượng. Trong trường hợp các bên không thương lượng được với nhau, việc giải quyết tranh chấp sẽ được thực hiện qua sự trợ giúp của bên thứ ba bằng phương thức hòa giải, trọng tài thương mại và tòa án. Bài viết này cung cấp một số kiến thức cơ bản về quy trình giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để biết thêm nội dung chi tiết. | GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI Pháp luật hiện hành quy định các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh thương mại phải có sự liên kết với nhau cùng nhau mang lại lợi nhuận. Điều này được thể hiện thông qua việc các bên sẽ ký kết với nhau một hợp đồng kinh tế xác định quyền lợi và nghĩa vụ của mình buộc các bên phải thực hiện đúng đầy đủ các quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thỏa thuận ký kết trong hợp đồng. Tuy nhiên trên thực tiễn không phải lúc nào các chủ thể tham gia cũng thực hiện đúng đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình. Do đó các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh thương mại là không thể tránh khỏi. Hơn hết Việt Nam đang trong quá trình phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội gắn liền với hội nhập kinh tế thế giới. Nhiều quan hệ xã hôi kinh doanh ra đời và không ngừng phát triển với những diện mạo sắc thái mới. Cùng với diễn biến đời sống xã hội ở nước ta trong những năm gần đây đang trở nên phức tạp các tranh chấp trong kinh doanh thương mại cũng ngày một gia tăng với mức độ phức tạp hơn. Vì vậy việc giải quyết các tranh chấp phát sinh là một yêu cầu tất yếu. Ở nước ta pháp luật hiện hành công nhận các phương thức thương lượng hòa giải trọng tài thương mại và tòa án để giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại. Theo đó nếu tranh chấp xảy ra các bên có thể áp dụng nguyên tắc tự nguyện thỏa thuận thông qua phương thức thương lượng. Trong trường hợp các bên không thương lượng được với nhau việc giải quyết tranh chấp sẽ được thực hiện qua sự trợ giúp của bên thứ ba bằng phương thức hòa giải trọng tài thương mại và tòa án. Tùy theo mục đích bản chất của tranh chấp hay thời gian chi phí mối quan hệ làm ăn mà các bên cần phải cần nhắc để lựa chọn phương thức giải quyết hiệu quả nhất cho mình. Trong đó có thể nói giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng con đường Tòa án là quan trọng và phổ biến nhất như một giải pháp cuối cùng để bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi mà việc sử dụng phương thức .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN