tailieunhanh - ĐI TÌM NGƯỜI LÃNH ĐẠO TRÍ TUỆ BÊN TRONG CHÚNG TA
Trên đây là mười rajadhamma hay vương pháp, tức là mười đức tính của bất cứ vị lãnh đạo nào. Chúng ta có thể nghĩ rằng, "Đó chỉ là những giới hạnh dành riêng cho các ông thủ tướng hay tổng thống. Có lẽ chúng ta nên gởi các vị đó danh sách mười vương pháp nầy để họ tự rèn luyện." | ĐI TÌM NGƯỜI LÃNH ĐẠO TRÍ TUỆ BÊN TRONG CHÚNG TA Trên đây là mười rajadhamma hay vương pháp tức là mười đức tính của bất cứ vị lãnh đạo nào. Chúng ta có thể nghĩ rằng Đó chỉ là những giới hạnh dành riêng cho các ông thủ tướng hay tổng thống. Có lẽ chúng ta nên gởi các vị đó danh sách mười vương pháp nầy để họ tự rèn luyện. Nhưng chúng ta cũng có thể đặt vấn đề ngược lại Phải chăng vị lãnh đạo tinh thần nầy cũng có mặt bên trong chúng ta Làm thế nào để chúng ta có thể tiếp cận với vị lãnh đạo bên trong đó Đây là một cách đế quán tưởng. Bạn có thế áp dụng những đức hạnh nầy vào cuộc sống riêng thay vì xem chúng như những mẫu mực chỉ dành cho các nhà lãnh đạo thế giới. Nếu chúng ta tìm cách đánh giá một vị tổng thống hay thủ tướng xem họ đã bố thí giữ giới hay hy sinh như thế nào chắc chắn cuộc bàn cải sẽ vô cùng lý thú và sôi nỗi. Nhưng làm như thế chẳng lợi ích gì. Làm như thế chúng ta chỉ nhìn thấy vấn đề của người khác mà không thấy vấn đề của mình chúng ta muốn họ phải sống đạo đức trong khi bản thân chúng ta lại không sống đạo đức -- nói khác đi không biết tu sửa tâm tính của mình. Tuy nhiên khi càng tìm cách phát huy người lãnh đạo trí tuệ bên trong lắm khi chúng ta lại càng dễ tìm được người lãnh đạo trí tuệ từ xã hội bên ngoài. Hàng ngày chúng ta có thể hướng cuộc đời của mình đến những đức hạnh nầy. Chúng ta không nên xem chúng như những tiêu chuẩn đạo đức đế đánh giá rồi than thở Ôi thôi tôi chưa đủ rộng lượng và bố thí Giới hạnh tôi chưa đủ tốt Tôi quá ích kỷ và không thể hy sinh cho kẻ khác. Nhưng mỗi ngày chúng ta nên suy tưởng về những đức tính nầy hầu nuôi dưỡng tâm nguyện sống đời đạo đức và thánh thiện. Để làm việc nầy chúng ta nên biết và hiểu con người chúng ta như chính nó thay vì đánh giá là nó phải như thế nầy hoặc phải như thế nọ. Và khi hiểu được chính mình chúng ta sẽ hiểu được người khác và rồi chúng ta sẽ bắt đầu hiểu được xã hội loài người. Do đó một xã hội toàn hảo chỉ có với những con người toàn hảo. Và thế nào là một con người toàn hảo
đang nạp các trang xem trước