tailieunhanh - Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (Tập 1): Phần 2 - TS. Nguyễn Ngọc Điện

Tiếp nội dung phần 1, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (Tập 1): Phần 2 cung cấp cho người học những kiến thức như: Tư cách chủ thể quan hệ pháp luật của cá nhân; Tình trạng không có năng lực hành vi; Bảo vệ người không có năng lực hành vi; Quyền nhân thân; .Mời các bạn cùng tham khảo! | CHƯƠNG 2 - QUYỀN SỞ HỮU Dẫn nhập - Trong bất cứ một chế độ xã hội nào cũng tồn tại những cách thức nhất định về việc chiếm hữu làm chủ của cải vật chất của con người. Mối quan hệ giữa người với người trong quá trình chiếm hữu của cải vật chất đó làm phát sinh các quan hệ sở hữu. Các quan hệ sở hữu này tồn tại một cách khách quan cùng với sự phát triển của xã hội. Khi Nhà nước và pháp luật ra đời địa vị của giai cấp thống trị trong việc phân phối của cải vật chất trong xã hội được ghi nhận bằng những quyền năng hạn chế mà Nhà nước trao cho người đang chiếm giữ của cải vật chất đó. Lúc này các quan hệ sở hữu đã được điều chỉnh bằng pháp luật và hình thành nên quyền sở hữu của các chủ thể có tài sản. Với tư cách là một chế định pháp luật quyền sở hữu có từ khi xuất hiện Nhà nước và chỉ mất đi khi xã hội không còn sự phân chia giai cấp và không còn sự tồn tại của Nhà nước. Khái niệm quyền sở hữu - được hiểu theo hai nghĩa - Theo nghĩa khách quan quyền sở hữu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình chiếm hữu sử dụng định đoạt các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng trong xã hội. Hay nói khác đi quyền sở hữu chính là pháp luật về sở hữu. - Theo nghĩa chủ quan quyền sở hữu là khả năng được phép xử sự của chủ sở hữu trong việc chiếm hữu sử dụng định đoạt tài sản của mình. Những quyền năng này cũng chính là nội dung của quyền sở hữu mà chủ sở hữu có được đối với tài sản. BLDS Việt Nam hiện hành tuy không định nghĩa trực tiếp như vậy nhưng có quy định rằng quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. . Tính chất của các quyền của chủ sở hữu - Các quyền của chủ sở hữu có tính độc nhất chỉ có thể bị giới hạn do quy định của pháp luật và tồn tại lâu dài. MỤC 1 - Nội dung pháp lý của quyền sở hữu 1. Quyền sử dụng Dùng và thu hoa lợi lợi tức - Điều 192 BLDS quy định quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng hưởng hoa lợi lợi tức

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.