tailieunhanh - Nghiên cứu khả năng xử lí ion Pb(II) và Cu(II) trong dung dịch bằng than sinh học điều chế từ mùn cưa

Bài viết này khảo sát các yếu tố tác động đến quá trình hấp phụ ion Pb(II) và Cu(II) trên vật liệu than sinh học điều chế từ mùn cưa. Các yếu tố khảo sát bao gồm: giá trị pH (2,0-6,0), nồng độ ion kim loại (5-200 mg‧L-1 ), thời gian hấp phụ (5-1440 phút), khối lượng than sinh học (0,05-0,10g). | TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 18 Số 12 2021 2162-2177 Vol. 18 No. 12 2021 2162-2177 ISSN Website http https 2021 2734-9918 Bài báo nghiên cứu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG XỬ LÍ ION Pb II VÀ Cu II TRONG DUNG DỊCH BẰNG THAN SINH HỌC ĐIỀU CHẾ TỪ MÙN CƯA Phạm Tăng Cát Lượng Lưu Gia Hy Trương Chí Hiền Nguyễn Kim Diễm Mai Khoa Hóa học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam Tác giả liên hệ Nguyễn Kim Diễm Mai Email mainkd@ Ngày nhận bài 04-8-2021 ngày nhận bài sửa 03-9-2021 ngày duyệt đăng 07-9-2021 TÓM TẮT Bài báo này khảo sát các yếu tố tác động đến quá trình hấp phụ ion Pb II và Cu II trên vật liệu than sinh học điều chế từ mùn cưa. Các yếu tố khảo sát bao gồm giá trị pH 2 0-6 0 nồng độ ion kim loại 5-200 mg L-1 thời gian hấp phụ 5-1440 phút khối lượng than sinh học 0 05-0 10g . Kết quả cho thấy dung lượng hấp phụ cực đại đạt 62 11 mg g-1 đối với Pb II và 20 49 mg g-1 đối với Cu II ở pH 4 0 và thời gian đạt cân bằng hấp phụ là 120 phút. Quá trình hấp phụ ion Pb II và Cu II trên than sinh học phù hợp hơn với quy luật động học bậc hai và mô hình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir. Nghiên cứu này cũng công bố kết quả xử lí ion Pb II và Cu II trong nước thải ở Phòng Thí nghiệm Hóa Vô cơ Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Từ khóa hấp phụ than sinh học Cu II Pb II mùn cưa nước thải 1. Giới thiệu Nước là một trong những nhân tố quan trọng để duy trì sự sống của con người và sinh vật trên Trái Đất. Mặc dù nước chiếm 3 4 diện tích bề mặt Trái Đất nhưng trữ lượng nước ngọt rất ít và phân bố không đồng đều. Hiện nay nguồn nước ngày càng ô nhiễm và gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người và sự sống của các sinh vật khác. Nước thải từ các quá trình sản xuất khai khoáng luyện kim. khi chưa xử lí chứa hàm lượng các kim loại nặng rất cao như Pb Cu Mn. Chen et al. 2005 Dang et al. 2016 . Khi xâm nhập vào cơ thể

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN