tailieunhanh - Giáo trình Lý luận và phương pháp công tác lưu trữ: Phần 2 - GVC.TS. Chu Thị Hậu

Nội dung kiến thức trong giáo trình gồm những vấn đề về lý luận nói chung và chủ yếu vận dụng thực tiễn cho loại hình tài liệu lưu trữ hành chính, bởi đây là loại hình tài liệu phổ biến, có ý nghĩa quan trọng mang tính pháp lý được sản sinh ra ở các cơ quan, tổ chức. Các loại hình tài liệu khác như: tài liệu khoa học - công nghệ; tài liệu phim, ảnh, ghi âm, ghi hình; tài liệu điện tử . được tách ra để biên soạn thành giáo trình riêng. Mời các bạn cùng tham khảo tiếp nội dung phần 2 giáo trình sau đây. | PHẦN C QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ LƯU TRỮ 113 Chương 5 THU THẬP BỔ SUNG TÀI LIỆU VÀO LƯU TRỮ Công tác thu thập bổ sung tài liệu của các kho lưu trữ có quan hệ đến hầu hết các nghiệp vụ của công tác lưu trữ. Giải quyết tốt nhiệm vụ thu thập tài liệu vào các kho lưu trữ sẽ là điều kiện bổ sung các nguồn tài liệu có giá trị làm phong phú đa dạng thành phần tài liệu bảo tồn di sản văn hóa của quốc gia dân tộc. Vì vậy việc thu thập tài liệu vào kho lưu trữ là một nhiệm vụ thýờng xuyên liên tục và tất yếu của các cõ quan tổ chức. . Khái niệm mục đích ý nghĩa của việc thu thập bổ sung tài liệu vào lưu trữ . Khái niệm thu thập bổ sung tài liệu Thu thập bổ sung tài liệu là quá trình thực hiện các biện pháp có liên quan tới việc xác định nguồn và thành phần tài liệu thuộc Lưu trữ cơ quan và phông lưu trữ quốc gia để từ đó lựa chọn và chuyển giao tài liệu vào các lưu trữ theo quyền hạn và phạm vi đã được nhà nước quy định. Trong Từ điển lưu trữ Việt Nam năm 1992 có nêu thu thập tài liệu là quá trình thực hiện các biện pháp bổ sung tài liệu vào lưu trữ thông qua việc xác định giá trị tài liệu. Thu thập tài liệu được tiến hành theo hai bước một là thu thập tài liệu vào Lưu trữ cơ quan hai là thu thập tài liệu vào Lưu trữ lịch sử. Luật Lưu trữ 2011 Thu thập tài liệu là quá trình xác định nguồn tài liệu lựa chọn giao nhận tài liệu có giá trị để chuyển vào Lưu trữ cơ quan Lưu trữ lịch sử. . Mục đích ý nghĩa thu thập bổ sung tài liệu Việc thu thập tài liệu có vai trò quan trọng nhằm bổ sung vào kho những tài liệu có giá trị lịch sử thực tiễn để bảo quản nhằm phục vụ cho các nhu cầu nghiên cứu sử dụng của độc giả. 114 Trong thực tế tài liệu được sản sinh ra ngày càng nhiều theo chức năng nhiệm vụ của các cơ quan tổ chức. Tuy nhiên nếu không thực hiện tốt công tác thu thập tài liệu sẽ dẫn đến tình trạng tài liệu bị phân tán xé lẻ. Nhiều tài liệu quý giá bị mất mát hoặc xuống cấp không được tập trung quản lý bảo quản theo quy định của nhà nước. Chính vì thế thu thập bổ sung tài

TÀI LIỆU LIÊN QUAN