tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực phản biện cho học sinh THPT qua dạy học văn bản Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ)
Mục tiêu của đề tài này còn để thay đổi phương pháp dạy học cũ, vận dụng linh hoạt phương pháp dạy học mới, để đồng hành cùng mục tiêu chung của đổi mới giáo dục hiện nay: dạy học theo hướng phát triển năng lực nhằm phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực, biết vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn để chuẩn bị chu đáo cho HS năng lực giải quyết các tình huống trong cuộc sống và nghề nghiệp sau khi ra trường. | MỤC LỤC Trang Phần I. Đặt vấn đề . Lý do chọn đề tài Trong những năm qua công tác giảng dạy của giáo viên ở các nhà trường đã có nhiều chuyển biến tích cực theo yêu cầu của công tác đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trong đó xu hướng dạy học phát triển năng lực học sinh HS đang thực sự được quan tâm. Nghị quyết số 29 NQ TWcủa Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản toàn diện GD ĐT đã xác định mục tiêu trọng tâm của giáo dục dạy học là chuyển từ tiếp cận tri thức sang tiếp cận năng lực người học để có thể đào tạo được những công dân đáp ứng được xu thế toàn cầu hóa. Yêu cầu của thực tế hiện nay là cần dạy cho người học phương pháp chiếm lĩnh tri thức chứ không phải cung cấp tri thức. Vì thế phát triển tư duy phản biện và năng lực phản biện biện chứng được xem là một trong những bước đi cần thiết nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam. Hiện nay trên thế giới tư duy phản biện năng lực phản biện biện chứng đã trở thành một trong những tiêu chí cần đạt trong giáo dục ở nhiều quốc gia được đưa vào chương trình đào tạo của nhiều trường đại học. Có thể nói những nước có nền giáo dục tiên tiến đều coi trọng việc thực hiện các hoạt động hướng đến rèn luyện và phát triển năng lực phản biện biện chứng trong dạy học. Trong khi đó nền giáo dục Việt Nam vẫn chưa thực sự chú trọng đến việc phát triển tư duy và năng lực HS bằng con đường phản biện. Thậm chí nhiều GV còn tỏ ra khó chịu khi HS đưa ra những ý kiến trái chiều nhiều GV không thích khi HS tranh luận nhiều GV còn áp đặt kiến thức. Việc kiểm tra đánh giá chưa linh hoạt đề thi chủ yếu vẫn đóng khung trong tư duy đồng thuận tư duy xuôi chiều. Vì vậy chú trọng hình thành và phát triển năng lực tư duy phản biện biện chứng cần phải trở thành một mục tiêu đào tạo hướng tới của nhà trường các cấp nhằm hoàn thiện hơn phẩm chất và tư duy của học sinh. Ngữ văn là bộ môn bắt buộc trong hệ thống giáo dục phổ thông. Với những đặc thù riêng của mình môn Ngữ văn có những lợi thế để phát triển tư duy .
đang nạp các trang xem trước