tailieunhanh - Lịch sử thế giới cổ trung phần 7

Lịch sử thế giới cổ trung II. SỰ RA ÐỜI NHÀ NƯỚC CHIẾM HỮU NÔ LỆ TRUNG QUỐC. NHÀ HẠ - NHÀ THƯƠNG 1. Sự thành lập nhà Hạ. Sự hưng khởi nhà Thương Nhà Hạ thành lập vào khoảng thế kỷ XXI trước công nguyên. Nhà Hạ mở đầu xã hội chiếm hữu nô lệ ở Trung Quốc. Thế kỷ XVII trước công nguyên, vua cuối cùng của nhà Hạ là Kiệt cùng với bọn quý tộc nhà Hạ, dựa vào vũ lực, bạo ngược vô đạo, bóc lột nhân dân rất tàn khốc. Thời bấy giờ, có bộ lạc. | Lịch sử thế giới cổ trung II. SỰ RA ĐỜI NHÀ NƯỚC CHIẾM HỮU NÔ LỆ TRUNG QUỐC. NHÀ HẠ - NHÀ THƯƠNG 1. Sự thành lập nhà Hạ. Sự hưng khởi nhà Thương Nhà Hạ thành lập vào khoảng thế kỷ XXI trước công nguyên. Nhà Hạ mở đầu xã hội chiếm hữu nô lệ ở Trung Quốc. Thế kỷ XVII trước công nguyên vua cuối cùng của nhà Hạ là Kiệt cùng với bọn quý tộc nhà Hạ dựa vào vũ lực bạo ngược vô đạo bóc lột nhân dân rất tàn khốc. Thời bấy giờ có bộ lạc Thương ở hạ lưu Hoàng Hà dưới sự lãnh đạo của người thủ lĩnh của mình là Thành Thang đã dần dần lớn mạnh lên rồi lần lượt đánh bại các bộ lạc liên minh với Hạ sau đó lại tấn công vua Kiệt nhà Hạ. Khoảng thế kỷ XIV trước công nguyên vua Thương là Bàn Canh dời đô đến đất Ân thuộc tỉnh Hà Nam bây giờ . Do đó về sau nhà Thương vẫn còn gọi là nhà Ân Thương. 2. Sinh hoạt kinh tế xã hội văn hoá đời Thương Khoảng năm 1899 tại huyện An-Dương thuộc tỉnh Hà Nam ngày nay người ta đã tìm thấy rất nhiều mai rùa và xương thú có khắc chữ ở di tích Ân Khư kinh đô của nhà Ân. Những bản ghi chép đó gọi là Văn Lư giáp cốt có nghĩa là chữ khắc trên xương thú hoặc mai rùa . Qua đó người ta có thể phán đoán được một cách tương đối chính xác những nét lớn về tình hình sinh hoạt xã hội đời Ân - Thương. Thời Ân - Thương nông nghiệp trở thành ngành sản xuất chủ yếu trong xã hội. Thời bấy giờ việc đúc đồ đồng thau đã đạt tới trình độ kỹ thuật cao. Người ta đã thấy sinh hoạt bất bình đẳng giữa các giai cấp trong xã hội chiếm hữu nô lệ thời Thương. Trong mộ của qui tộc chôn theo rất nhiều đồ tùy táng cả nô lệ. Trong mộ nô lệ thì không có gì vì người ta cho rằng nô lệ chết rồi cũng vẫn là nô lệ chỉ mang theo hai bàn tay trắng để làm việc cho chủ nô quý tộc đã chết. Người thời Thương tin vào sức mạnh của tự nhiên cho rằng nó có thể đem lại điều lành điều dữ cho họ. Quí tộc tế trời đất núi sông đặc biệt tế thần sông Hoàng Hà. Tóm lại những di tích phát hiện ở Ân Khư cho chúng ta biết rằng ở thời Ân - Thương xã hội Trung Quốc là một Xã hội chiếm hữu nô lệ tương đối phát triển