tailieunhanh - Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Tính toán tối ưu cho phần đệm đầu cọc khi sử dụng búa điêzen đóng cọc bê tông cốt thép

Mục tiêu của đề tài là thiết lập và giải bài toán đóng cọc bê tông cốt thép có cọc đệm thép bằng búa máy điêzen; tính toán cường độ ứng suất trong cọc đệm thép và cọc bê tông phụ thuộc vào các thông số của các cọc; từ sự phụ thuộc đó đưa ra được các giá trị tối thiểu cần thiết của cọc đệm thép về diện tích tiết diện, về chiều dài để cường độ ứng suất trong các cọc ở dưới mức ứng suất cho phép trong quá trình đóng cọc | 1 MỞ ĐẦU Trong bất cứ các công trình xây dựng nào dù lớn hoặc nhỏ thì việc gia cố nền móng là không thể thiếu được. Để gia cố nền móng người ta thường sử dụng các cọc bê tông cốt thép với hai hình thức cọc nhồi và cọc bê tông đúc sẵn. Mỗi hình thức gia cố trên đều có các ưu nhược điểm của nó. Hình thức dùng cọc nhồi thường ở các công trình lớn. Hình thức thi công cọc bê tông đúc sẵn thường dùng cho các công trình nhỏ và vừa nhất là trong các điều kiện thi công bằng cọc nhồi gặp khó khăn. Máy và thiết bị để thi công đóng cọc bê tông đúc sẵn là các máy ép cọc hoặc búa máy đóng cọc. Trong các loại búa máy đóng cọc hiện nay được dùng nhiều nhất là các búa máy điêzen. Khi tác nghiệp việc đóng cọc bê tông cốt thép để gia cố nền móng ở những địa hình khác nhau chẳng hạn như trên bến sông cầu cảng hoặc là do yêu cầu đầu trên của cọc phải chìm sâu dưới mặt đất thì người ta dùng thêm một cọc đệm còn gọi là cọc giả bằng thép. Độ dài và độ chịu bền của các cọc đệm tùy thuộc theo địa hình và tùy theo các loại búa khác nhau. Trong quá trình thi công đóng cọc bê tông cốt thép do lực va chạm giữa búa máy và đầu cọc được đóng trên nền đất với các tính chất cơ lý khác nhau sẽ có khả năng dẫn đến hiện tượng đầu cọc bị phá vỡ. Sở dĩ có hiện tượng trên là do quá trình va chạm lực từ búa đến đầu cọc lực được truyền theo dạng sóng đàn hồi từ đầu cọc đến đáy cọc và phản xạ từ đáy cọc lên nếu cùng tần số thì sẽ có cộng hưởng lực và xảy ra hiện tượng ứng suất tăng đột ngột dẫn đến đầu cọc bị phá vỡ. Hiện tượng này có thể xảy ra ngay trong phần thân cọc. 2 Nghiên cứu lý thuyết về bài toán toán đóng cọc bê tông đúc sẵn với nội dung lựa chọn các thông số của búa của phần cọc đệm một các tốt nhất để trong quá trình thi công đóng cọc tránh được hiện tượng vỡ đầu cọc cũng như hiện tượng nứt vỡ cọc hiện nay vẫn là vấn đề thời sự. Tính toán lực va chạm giữa búa và đầu cọc cũng như tần số đóng cọc trên cơ sở độ dài của cọc và của phần đệm các tham số đặc trưng cho vật liệu hình học của cọc và phầm

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN