tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác tranh biếm họa vào dạy học chương I: các nước châu Á ,châu Phi và khu vực Mĩ La Tinh - Lịch sử 11 trung học phổ thông
Đề tài đã nghiên cứu về thực trạng vận dụng phương pháp khai thác tranh biếm họa trong bộ môn Lịch sử hiện nay ở trường THPT trên địa bàn huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An. Từ đó, đưa ra các giải pháp vận dụng phương pháp khai thác tranh biếm họa trong dạy học , thiết kế các hình thức dạy học bằng khai thác tranh biếm họa học trong dạy học bộ môn Lịch sử lớp 11 bậc THPT theo định hướng hình thành và phát triển năng lực học sinh một cách cụ thể. Mặt khác, thông qua tổ chức dạy học theo định hướng mới thông qua phương pháp làm cho học sinh yêu thích học bộ môn Lịch sử hơn. | PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Thực hiện Nghị quyết 29 NQ-TW ngày 4 11 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị Trung ương khóa 8 Khóa XI về Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế trong đó nhấn mạnh chuyển từ giáo dục trang bị chủ yếu kiến thức kĩ năng sang phát triền năng lực người học nên giáo dục nước nhà đã có những chuyển biến mạnh mẽ và sâu sắc. Trải qua nhiều lần chỉnh sửa bổ sung ngày 25-26 12 2018 Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và Chương trình phổ thông môn Lịch sử đã chính thức được ban hành xác nhận mục tiêu yêu cầu cốt lõi là phát triển năng lực. Để năng lực được hình thành và phát triển ở người học thì việc sử dụng đồ dùng trực quan là cần thiết. Bởi như Lênin đã chỉ rõ con đường nhận thức bắt nguồn từ trực quan sinh động. Hơn nữa kiến thức lịch sử với tính không lặp lại và tính quá khứ đòi hỏi việc sử dụng đồ dùng trực quan lại càng không thể thiếu. Trong thời gian qua nhiều chuyên khảo viết về sử dụng đồ dùng trực quan nhất là các kênh hình ở các cấp THCS và THPT cả lịch sử Việt Nam lẫn lịch sử thế giới đã được xuất bản. Trong sáng kiến này tác giả đã đi vào một nhóm tranh ảnh lịch sử có phạm vi hẹp hơn đó là tranh biếm họa. Tranh biếm họa là tranh châm biếm chế giễu đả kích thông qua sự phóng đại một hoặc vài yếu tố đặc trưng của đối tượng bị châm biếm. Giống các loại tranh khác được sử dụng trong dạy học Lịch sử tranh biếm họa mạng đầy đủ nhưng ưu điểm của đồ dùng trực quan góp phần khắc sâu sự kiện lịch sử nâng cao năng lực tái hiện kiến thức phát triển óc quan sát và tư duy cho học sinh. Ngoài ra tranh biếm họa còn nâng cao sự hứng thú giúp giáo dục tư tưởng và óc thẩm mĩ. Tranh biếm họa có đặc trưng là tính biểu tượng và logic vấn đề cao luôn có một lớp nghĩa ẩn dưới hình vẽ. Nên để hiểu được tranh biếm họa thì HS cần có kiến thức nền tảng tốt cộng thêm tư duy logic và tư duy phản .
đang nạp các trang xem trước