tailieunhanh - Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong đánh giá biến động diện tích rừng tại xã Đạo Trù, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

Luận văn nghiên cứu nhằm đề xuất được qui trình các bước xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ hiện trạng rừng phục vụ công tác đánh giá biến động tài nguyên rừng ở qui mô cấp xã bằng việc ứng dụng GIS. Giúp cho địa phương tham khảo và ứng dụng vào thực tiễn trong quá trình quản lý, sử dụng và phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp. | 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đạo Trù là một xã miền núi của huyện Lập Thạch khu vực có vị trí địa hình phức tạp với tổng diện tích đất Lâm nghiệp đứng đầu huyện là ha trong tổng số 6 ha diện tích đất lâm nghiệp của huyện . Và đây cũng là nơi có dân số đông nhất huyện với người trong tổng dân số của huyện là người với 97 dân số trong xã sống chủ yếu bằng sản xuất nông - lâm nghiệp nên đời sống của người dân rất khó khăn hầu hết là sống dựa vào rừng 15 . Do vậy sự tác động của người dân đối với rừng hàng năm là rất lớn làm cho diện tích và trạng thái các loại rừng có nhiều thay đổi. Chính vì vậy việc quản lý theo dõi và cập nhật diễn biến tài nguyên rừng hàng năm ở đây là rất quan trọng và cần thiết nhằm định lượng một cách chính xác nhất về cả số lượng và chất lượng rừng phục vụ cho công tác lập quy hoạch kế hoạch phát triển rừng và cải thiện đời sống người dân. Tuy nhiên để thực hiện công việc này đối với cấp xã còn gặp rất nhiều khó khăn. Vì từ trước đến nay việc nắm bắt thông tin về hiện trạng rừng thường thông qua các bảng biểu thống kê các loại bản đồ giấy các báo cáo và các tài liệu khác. Với các phương pháp truyền thống đó việc nắm bắt thông tin gặp rất nhiều hạn chế chậm chạp đồng thời việc khai thác thông tin phục vụ cho công tác quản lý quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp và bảo tồn bảo vệ rừng rất khó khăn. Do đó vấn đề đặt ra là cần có một công cụ quản lý tài nguyên rừng gọn nhẹ đảm bảo tính kịp thời và chính xác. Ngày nay với sự phát triển cao của khoa học kỹ thuật đòi hỏi các thông tin phải chính xác nhanh chóng và kịp thời nên việc sử dụng bản đồ truyền thống không còn phù hợp nữa và thay thế nó là bản đồ số. Vì bản đồ số có tính linh hoạt hơn hẳn bản đồ truyền thống nó có thể dễ dàng thực hiện được các công việc như Cập nhật và hiện chỉnh thông tin chồng xếp hoặc tách lớp 2 thông tin theo ý muốn đặc biệt là bất cứ lúc nào cũng có thể dễ dàng biên tập tạo ra bản đồ số khác và in ra bản đồ mới theo tỷ lệ lựa chọn. Với tính năng ưu việt

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN