tailieunhanh - Cuộc đấu tranh bảo vệ quan điểm tiến hoá nửa sau thế kỷ XIX

Khuynh hướng chống học thuyết Darwin Giáo hội là lực lượng đầu tiên chống Ch. R. Darwin. Sáu tháng sau khi học thuyết Darwin ra đời, tại trường đại học oxpho đã diễn ra cuộc tranh luận khá gay gắt giữa giám mục Uynbơphooxơ và nhà sinh học T. Huxley, cuối cùng Uynbơphooxơ đã thất bại. | Cuộc đấu tranh bảo vệ quan điểm tiến hoá nửa sau thế kỷ XIX 1. Khuynh hướng chống học thuyết Darwin Giáo hội là lực lượng đầu tiên chống Ch. R. Darwin. Sáu tháng sau khi học thuyết Darwin ra đời tại trường đại học oxpho đã diễn ra cuộc tranh luận khá gay gắt giữa giám mục Uynbơphooxơ và nhà sinh học T. Huxley cuối cùng Uynbơphooxơ đã thất bại. Xetuyel là thầy giáo cũ của Darwin phản ứng bằng cách trả lại cuốn Nguồn gốc các loài cho tác giả. Laiơn là người đã tham gia việc xuất bản Nguồn gốc các loài cũng rất băn khoăn về nguồn gốc động vật của loài người và mãi về sau mới thừa nhận lý thuyết của Darwin. Agassis L nhà cổ sinh học lớn nhất thế kỷ XIX cho rằng thuyết tiến hoá là phản khoa học và có hại. Bronn . nhà động vật học và cổ sinh học đã định xuất bản Nguồn gốc các loài bằng tiếng Đức cũng không tán thành thuyết chọn lọc tự nhiên. Virshop người sáng lập môn bệnh lý học tế bào thì đề nghị cấm giảng dạy học thuyết Darwin trong nhà trường vì nó phá hoại tôn giáo. Nhiều nguyên nhân dẫn đến khuynh hướng chống lại học thuyết Darwin trong đó chủ yếu là do ràng buộc bởi thế giới quan tôn giáo họ chưa thể thừa nhận các quy luật tự nhiên mà Darwin đã giải thích lịch sử giới hữu cơ. 2. Những người bảo vệ lý thuyết tiến hóa Darwin Một số tác giả ở Anh như Huxley 1825 - 1895 đã chứng minh học thuyết Darwin là chân lý khoa học và ủng hộ quan niệm về nguồn gốc động vật của loài người . Hooker J . 1817 - 1911 là người đầu tiên đã áp dụng phương pháp lịch sử trong nghiên cứu hệ thực vật. Wallace 1823- 1913 là người đã công bố thuyết chọn lọc tự nhiên đồng thời với .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN