tailieunhanh - Nhận thức của sinh viên chuyên anh về vai trò của văn hóa trong học tiếng Anh
Bài viết điều tra các nhận thức về việc học văn hóa trong ELL giữa các sinh viên chuyên Anh của các trường đại học khác nhau. 329 sinh viên chuyên ngành tiếng Anh từ ba trường đại học thành phố Hồ Chí Minh (Đại học A: 113 sinh viên; Đại học B: 130 sinh viên, Đại học C: 85 sinh viên) đã tham gia trả lời các câu hỏi. | NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN CHUYÊN ANH VỀ VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA TRONG HỌC TIẾNG ANH Nguyễn Ngọc Yến Nguyễn Hồng Nhiên Nguyễn Huỳnh Trúc An Lớp 15DTA05 Khoa Tiếng Anh Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh HUTECH TÓM TẮT Nghiên cứu này đã nỗ lực điều tra các nhận thức về việc học văn hóa trong ELL giữa các sinh viên chuyên Anh của các trường đại học khác nhau. 329 sinh viên chuyên ngành tiếng Anh từ ba trường đại học thành phố Hồ Chí Minh Đại học A 113 sinh viên Đại học B 130 sinh viên Đại học C 85 sinh viên đã tham gia trả lời các câu hỏi. Kết quả cho thấy có một khoảng cách lớn trong nhận thức về học văn hóa trong ELL giữa sinh viên đại học A B và C. Các sinh viên chuyên Anh từ Đại học C và A tin rằng việc học văn hóa là cần thiết và quan trọng trong ELL và học văn hóa nên bao gồm nhiều loại văn hóa khác nhau. Ngoài ra họ tiết lộ rằng kiến thức kỹ năng thái độ và nhận thức liên văn hóa nên được đưa vào khi văn hóa được dạy trong các lớp học tiếng Anh. Tuy nhiên các sinh viên chuyên Anh từ Đại học B đã không nghĩ rằng việc học văn hóa cũng như kiến thức kỹ năng thái độ và nhận thức về văn hóa trong ELL là cần thiết và quan trọng. Từ khóa Chuyên ngành tiếng Anh Học văn hóa Học tiếng Anh Năng lực liên văn hóa Nhận thức. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong giai đoạn các nước cùng hội nhập và phát triển như hiện nay tiếng Anh được xem là một công cụ hữu dụng giúp con người trong quá trình giao tiếp. Bên cạnh đó tiếng Anh còn là một nhân tố quan trọng ở hầu hết các lĩnh vực như chính trị xã hội thương mại giáo dục. Để nâng cao khả năng ngôn ngữ của người học giáo viên nên xem văn hóa là một trong những khách thể quan trọng trong nội dung giảng dạy. Bởi lẽ ngôn ngữ là phương tiện chuyển tải văn hóa và văn hóa có trong ngôn ngữ. Các nhà nghiên cứu 1 đã chứng minh quá trình lĩnh hội ngoại ngữ không thể tách rời việc nâng cao nhận thức về văn hóa đích. Đồng thời việc lồng ghép văn hóa vào trong quá trình giảng dạy ngôn ngữ không chỉ giúp người học phát triển khả năng giao tiếp sự hiểu biết về văn .
đang nạp các trang xem trước