tailieunhanh - Kinh nghiệm thúc đẩy tiếp cận tài chính toàn diện tại Trung Quốc và Ấn Độ

Nghiên cứu cho thấy việc tiếp cận tài chính toàn diện đã được đưa vào một số chính sách nhưng thực tế vẫn còn phân tán và nhiều người chưa được tiếp cận với các dịch vụ tài chính cơ bản từ các tổ chức tài chính chính thức. Do đó Việt Nam cần nghiên cứu kinh nghiệm của các nước đi trước để rút ra bài học cho Việt Nam nhằm thúc đây tiếp cận tài chính toàn diện trong thời gian tới. | KINH NGHIỆM THÚC ĐẨY TIẾP CẬN TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TẠI TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ Trần Thị Thắng Học viện Ngân hàng - Phân viện Bắc Ninh Tóm tắt Tiếp cận tài chính toàn diện có vai trò quan trọng trong nền kinh tế và đời sống con người. Trong thời gian gần đây tiếp cận tài chính toàn diện đã trở thành chương trình nghị sự ở cấp quốc gia và là vấn đề quan tâm của toàn cầu trong sứ mệnh xóa đói giảm nghèo. Trên thế giới có một số nước đạt được nhiều thành quả về tiếp cận tài chính toàn diện. Ở Việt Nam mặc dù tiếp cận tài chính toàn diện đã được đưa vào một số chính sách nhưng thực tế vẫn còn phân tán và nhiều người chưa được tiếp cận với các dịch vụ tài chính cơ bản từ các tổ chức tài chính chính thức. Do đó Việt Nam cần nghiên cứu kinh nghiệm của các nước đi trước để rút ra bài học cho Việt Nam nhằm thúc đây tiếp cận tài chính toàn diện trong thời gian tới. Từ khóa Tiếp cận tài chính kinh nghiệm tổ chức tín dụng dịch vụ 1. Khái quát về TCTC toàn diện tại Việt Nam Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có mức độ tiếp cận đến các dịch vụ tài chính ở mức thấp. Theo cơ sở dữ liệu Global Findex do Ngân hàng Thế giới công bố năm 2017 tỷ lệ người trưởng thành tại Việt Nam có tài khoản chỉ là 30 8 cao hơn Lào 29 1 Campuchia 21 7 và Myanmar 26 0 nhưng thấp so với Indonesia 49 và thấp hơn nhiều so với Trung Quốc 80 2 Malaysia 85 3 Thái Lan 81 6 . Việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính ở Việt Nam có thể xem xét cụ thể hơn ở những góc độ dưới đây. Mặc dù ở Việt Nam tiếp cận tài chính toàn diện mới được nhận thức nhưng Chính phủ đã thực hiện nhiều chương trình có mục tiêu và nội dung phù hợp với tiếp cận tài chính. Hiện tại một số đề án có mục tiêu khá sát với mục tiêu của tiếp cận tài chính cũng đã và đang được triển khai tại Việt Nam như Năm 2010 Chính phủ ban hành nghị định 41 2010 NĐ-CP hỗ trợ tín dụng phát triển nông thôn năm 2011 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020 đề án thanh toán không dùng tiền mặt

TỪ KHÓA LIÊN QUAN