tailieunhanh - Phân tích chỉ số tài chính toàn diện của Việt Nam với các quốc gia Đông Nam Á

Mục tiêu chính của bài viết tập trung vào tài chính toàn diện, chỉ số tài chính và phân tích tình hình tài chính, cũng như kiến nghị một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại và nâng cao khả năng tiếp cận tài chính để những người chưa có sử dụng dịch vụ ngân hàng được tiết kiệm, thanh toán, vay vốn và mua bảo hiểm . từ hệ thống tài chính chính thức, qua đó phát triển các nỗ lực hướng về tài chính toàn diện. | PHÂN TÍCH CHỈ SỐ TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN CỦA VIỆT NAM VỚI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á ThS. Đỗ Hoàng Oanh Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh Tóm tắt Tài chính toàn diện được coi là trụ cột quan trọng của tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo bền vững góp phần huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội. Tuy nhiên Việt Nam lại là một trong những quốc gia có chỉ số tài chính toàn diện thấp chỉ tính riêng về năng lực trong việc tiếp cận tài chính ở người trưởng thành thì Việt Nam thuộc một trong 25 quốc gia kém nhất có tỷ lệ người trưởng thành không có tài khoản ngân hàng chiếm 73 số người không có tài khoản trên toàn cầu Ngân hàng Nhà nước 2017 . Do đó mục tiêu chính của bài viết tập trung vào tài chính toàn diện chỉ số tài chính và phân tích tình hình tài chính cũng như kiến nghị một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại và nâng cao khả năng tiếp cận tài chính để những người chưa có sử dụng dịch vụ ngân hàng được tiết kiệm thanh toán vay vốn và mua bảo hiểm. từ hệ thống tài chính chính thức qua đó phát triển các nỗ lực hướng về tài chính toàn diện. Từ khóa tài chính toàn diện phổ cập tiếp cận tài chính financial inclusion. 1. Tổng quan về tài chính toàn diện Tài chính toàn diện là việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi cá nhân và tổ chức đặc biệt đối với người có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận tài chính góp phần tạo cơ hội sinh kế cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng nâng cao hiểu biết về tài chính cho người dân và bảo vệ người tiêu dùng giúp luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội qua đó thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế ổn định kinh tế - tài chính - xã hội. Leyshon và Thrift 1995 định nghĩa tài chính toàn diện là quá trình một số nhóm xã hội và cá nhân nhất định được tiếp cận với hệ thống tài chính chính thức. Sinclair 2001 cho rằng tài chính toàn diện là khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính cần thiết bằng cách thức thích hợp. Còn theo Rangarajan 2008 định nghĩa tài chính toàn diện là quá

TỪ KHÓA LIÊN QUAN