tailieunhanh - Bản Hiến pháp sáu mươi năm trước và những món nợ lịch sử

Những gì chưa trả được người ta gọi là nợ. Lịch sử gồm nhiều điều đã biết và vô vàn ẩn số mà chúng ta chưa biết, những sự thật ấy nếu được nghiên cứu và phổ biến một cách trung thực có thể giúp người đời sau hiểu quy luật hưng thịnh của các tộc người. Năm 1946, người Việt Nam đã có một bản hiến văn dân chủ vào loại bậc nhất Đông Nam Châu Á lúc bấy giờ. Chỉ tiếc | Bản Hiến pháp sáu mươi năm trước và những món nợ lịch sử Nguồn hững gì chưa trả được người ta gọi là nợ. Lịch sử gồm nhiều điều đã biết và vô vàn ẩn số mà chúng ta chưa biết những sự thật ấy nếu được nghiên cứu và phổ biến một cách trung thực có thể giúp người đời sau hiểu quy luật hưng thịnh của các tộc người. Năm 1946 người Việt Nam đã có một bản hiến văn dân chủ vào loại bậc nhất Đông Nam Châu Á lúc bấy giờ. Chỉ tiếc rằng sáu thập kỷ tiếp theo dân tộc ta đã không có cơ hội đi xa hơn trong chủ nghĩa lập hiến. Nhiều sự thật liên quan đến bản hiến văn ấy dường như vẫn chưa được soi rọi đầy đủ. Ngày xuân bài viết dưới đây góp vài lời bàn về ba điều chưa thật rõ xung quanh Hiến pháp 1946. Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc đồng 1946 - Nguyễn Thị Kim Hồ Chí Minh-một người cộng sản đã từng làm việc cho Đệ tam quốc tế chắc chắn ít hay nhiều phải chịu các ảnh hưởng lập pháp đã diễn ra thời đó tại Liên Xô. Giã từ Hiến pháp 1924 với nhiều tư tưởng của Lê-nin Liên Xô đã bước sang thời kỳ của Hiến pháp 1936 dưới ảnh hưởng đáng kể của Stalin. Bản Hiến pháp 1936 cũng như Hiến pháp 1977 sau này của Liên Xô đều là những cương lĩnh chính trị ghi nhận vai trò lãnh đạo xã hội của Đảng Cộng Sản trong một nhà nước công nông ghi nhận sở hữu toàn dân hệ thống nông trang kiểu hợp tác xã được xác lập. Từ 07 thành viên thu nạp thêm Môn-đa-vi và 03 nước Ban-tích trong những năm 40 của thế kỷ trước có lẽ Liên Xô đang ở trong giai đoạn bành trướng sức mạnh ảnh hưởng của Stalin đến toàn thế giới chắc là không thể nhỏ. Ày vậy mà thật thú vị là tất cả 70 điều của Hiến pháp năm 1946 của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều không hề có bóng dáng của Hiến pháp Liên Xô 1936. Thậm chí so với những gì đã diễn ra trong lịch sử pháp luật ở Trung Hoa lục địa sau khi Đảng Cộng Sản thâu tóm quyền lực quốc gia năm 1949 có thể thấy bản hiến văn năm 1946 của Việt Nam chứa đựng những tư tưởng dân chủ hơn hẳn. Người ta thấy những dấu hiệu phân chia và đối trọng quyền lực thấy rõ thái độ thượng tôn và

TỪ KHÓA LIÊN QUAN